Sau đại dịch,ạisaodoanhnghiệpViệtvẫncầnxâydựnghạtầngtạichỗbóng đá tối nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng chuyển đổi số, sử dụng các dịch vụ và giải pháp đám mây. Tuy vậy, do đặc thù ngành nghề, nhiều tổ chức vẫn duy trì cơ sở hạ tầng tại chỗ. Khi đó, giải pháp đám mây lai - kết hợp giữa máy chủ vật lý tại chỗ với nền tảng đám mây - được nhiều bên lựa chọn.
Do nhìn thấy nhu cầu này, AWS (Amazon Web Services) đã chọn Việt Nam là một trong những quốc gia tại Đông Nam Á để tung ra dịch vụ AWS OutPosts, cho phép doanh nghiệp sử dụng hạ tầng tại chỗ lẫn đám mây với trải nghiệm nhất quán.
Nhiều doanh nghiệp Việt sử dụng đám mây lai như bước đệm trong quá trình chuyển đổi số. (Ảnh: Hải Đăng) |
Trả lời ICTnews, ông Paul Chen - Trưởng nhóm kiến trúc sư các giải pháp của AWS khu vực Đông Nam Á - cho biết, những doanh nghiệp thuộc nhóm tài chính, ngân hàng, viễn thông hoặc các nhà máy vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong số các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đám mây lai.
Các tổ chức này trên thực tế đã chuyển đổi số mạnh mẽ, xây dựng hạ tầng dữ liệu và ứng dụng trên đám mây, song họ vẫn có nhu cầu duy trì các hệ thống tại chỗ vì hai lý do. Thứ nhất, có những ứng dụng mà doanh nghiệp muốn truy cập vào gần như theo thời gian thực. Khi đó, hạ tầng tại chỗ sẽ đáp ứng tốt hơn so với đám mây vốn thường đặt máy chủ từ xa. Thứ hai, có nhiều ứng dụng đòi hỏi truy cập dữ liệu nội bộ, do đó cần xây dựng trên hạ tầng tại chỗ.
Ví dụ một số doanh nghiệp khi xây dựng ứng dụng cho người dùng cuối cần mức độ phản hồi nhanh theo thời gian thực, không có độ trễ. Hoặc một số tổ chức cần kiểm soát hạ tầng tại chỗ, không muốn giao thiết bị của mình cho bên thứ ba. Hay một số doanh nghiệp đã có sẵn các hệ thống tại chỗ khác nên cần xây dựng giải pháp để các thiết bị này giao tiếp với nhau.
Cũng có tổ chức cần xây dựng hệ thống tại chỗ vì muốn đảm bảo tính toàn vẹn của tín hiệu nhập vào (ví dụ: tại các sự kiện trực tiếp trước khi phát sóng). Hoặc tại các nhà máy khi kết nối những thiết bị với nhau thì cần thông tin cực kỳ ổn định và tin cậy từ thiết bị công nghiệp để giám sát sản xuất. Ngoài ra ở một số hệ thống bán lẻ cần quản lý dữ liệu cục bộ của các cửa hàng, nên họ cũng sẽ duy trì cơ sở hạ tầng tại chỗ.
Với những lý do trên, nhiều doanh nghiệp vẫn phải duy trì cơ sở hạ tầng vật lý song song với nền tảng đám mây trong quá trình chuyển đổi số.
Khi đó, người phụ trách thiết kế các giải pháp của AWS cho hay, các doanh nghiệp sẽ cần một nền tảng tại chỗ có thể hoạt động xuyên suốt và thống nhất với hạ tầng đám mây.
Lúc này nhà cung cấp dịch vụ cần có giải pháp để doanh nghiệp sử dụng đám mây lai hiệu quả. Dù doanh nghiệp sử dụng ứng dụng tại chỗ hay trên mây thì trải nghiệm cần liền mạch, giao diện sử dụng thống nhất.
Về phía doanh nghiệp, họ cần tìm đến những giải pháp đám mây lai có cùng cơ sở hạ tầng, đáng tin cậy, an toàn, và hiệu suất cao. Các công cụ để tự động hoá, kiểm soát bảo mật cũng phải giống nhau. Ngoài ra, cần bảo đảm hạ tầng tại chỗ đủ hiện đại để đổi mới sáng tạo nhanh như đám mây.
Tại Việt Nam, ông Paul Chen cho hay, nhiều ngân hàng cần lưu trữ dữ liệu người dùng tại chỗ nên duy trì giải pháp đám mây lai. Một số nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, viễn thông cần dữ liệu cận thời gian thực nên cũng đang sử dụng giải pháp này. Ngoài ra, mảng sản xuất cũng đang có xu hướng sử dụng đám mây lai, do nhiều thiết bị máy móc hiện vận hành trên hạ tầng tại chỗ.
Hải Đăng
Đám mây lai là chìa khóa để tăng tốc chuyển đổi số ở Việt Nam
Khi cơn bão Covid-19 làm thay đổi phương thức sản xuất-kinh doanh, CNTT đang trở thành ‘cứu cánh’ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.