Nữ sinh chuyên Trần Phú trúng học bổng trường Liên kết Thế giới (UWC)_lens vs lorient

Hoa có cơ hội vào làm việc tại một tập đoàn đầu tư tài chính lớn ở Mỹ sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên,ữsinhchuyênTrầnPhútrúnghọcbổngtrườngLiênkếtThếgiớlens vs lorient sau 6 tháng, cô gái Việt đã đưa ra một quyết định táo bạo là xin nghỉ việc để quay trở về Việt Nam. Nhưng sự trở về này với Hoa không phải là quyết định bột phát…

Luôn thích những thử thách mới

Ngọc Hoa kể mình đỗ vào lớp chuyên Anh của Chuyên Trần Phú (Hải Phòng) với nền tảng là một học sinh chuyên Toán thời THCS. Nhưng khi vừa vào cấp 3, với suy nghĩ muốn ra thế giới bên ngoài, Hoa bắt đầu tìm kiếm học bổng dành cho học sinh phổ thông và cảm thấy ấn tượng với hệ thống trường Liên kết Thế giới (UWC). Không đắn đo, nữ sinh quyết định “apply” và giành được học bổng đi học tại UWC Ấn Độ.

Trái ngược với sự háo hức của Hoa, bố mẹ lại phản ứng kịch liệt khi nghe con gái nói muốn đi du học Ấn Độ. “Bố mẹ ra sức phản đối vì đọc được những thông tin trên báo đài về nạn hiếp dâm phụ nữ hay sự phân biệt giàu nghèo. Vì thế bố mẹ không cho em tới Ấn Độ du học”.

{keywords}

Ngọc Hoa là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng)

Để hoàn tất thủ tục xác nhận nhập học, ban tuyển sinh của UWC yêu cầu phụ huynh phải ký đơn đồng ý cho con em mình theo học tại trường. Thời điểm ấy, khi chưa thể thuyết phục được bố mẹ, Hoa liều làm giả chữ ký của phụ huynh.

Bố mẹ Hoa biết chuyện, ngay lập tức phản hồi lại phía hội đồng tuyển sinh của trường về mong muốn hủy học bổng. Nhưng Hoa cương quyết rằng chắc chắn mình sẽ thuyết phục được bố mẹ.

Trong suốt 1,5 tháng sau đó, nữ sinh liên tục thu thập số điện thoại của các phụ huynh có con đã và đang theo học tại UWC Ấn Độ. Tuy nhiên, những lời chia sẻ từ các phụ huynh khác cũng không khiến bố mẹ Hoa lay chuyển vì nghĩ rằng, “đó chỉ một chiêu trò quảng cáo”.

“Quãng thời gian ấy, cả nhà em không thể nào cùng nhau ăn một bữa cơm trọn vẹn, bởi bữa cơm nào cũng rất căng thẳng, hoặc mẹ khóc, hoặc em khóc. Mặc dù cả 3 người sống chung một nhà, nhưng bố mẹ luôn lắc đầu trước khi em muốn bày tỏ quan điểm. Không thể nói chuyện trực tiếp, em chỉ còn cách nhắn tin, gửi email để thuyết phục bố mẹ”.

Chỉ đến ngày cuối cùng, khi hội đồng tuyển sinh trường yêu cầu ứng viên phải đưa ra quyết định trước khi xem xét rút lại học bổng, Hoa bất ngờ nhận được tin nhắn từ mẹ: “Bố mẹ muốn con hạnh phục, vậy nên con có thể làm những điều mà con muốn”. Dòng tin nhắn của mẹ khiến Hoa òa khóc.

Cô bé 17 tuổi chính thức lên đường sang Ấn Độ du học khi vừa kết thúc học kỳ II năm lớp 11, để tiếp tục theo học 2 năm phổ thông tại xứ lạ.

{keywords}

Hoa trong một lần hiến tóc cho các bệnh nhân ung thư tại UWC.

Ở ngôi trường UWC Mahindra College, Ngọc Hoa cảm thấy ấn tượng khi được hòa mình vào một môi trường đa văn hóa. Trường được thành lập ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 với mong muốn tập hợp những con người đến từ nhiều quốc gia khác nhau để hòa mình, chia sẻ và thấu hiểu. Dù là một ngôi trường nhỏ với khoảng 200 em, nhưng học sinh lại đến từ 80 quốc gia.

“Em cảm thấy không ở đâu có một ngôi trường đa dạng như thế. Mỗi học sinh là một đại diện cho đất nước mình, mang theo những nét văn hóa riêng, tạo thành một cộng đồng đa sắc tộc.

Trường cũng thường xuyên có những buổi để học sinh cùng nhau trao đổi, chia sẻ về đất nước mình. Nhờ vậy, lần đầu tiên em được biết tới những đất nước mình chưa bao giờ từng nghe tên hay định hình được trên bản đồ thế giới”.

Bên cạnh việc đòi hỏi tính chủ động cao trong học tập, trường cũng rất khuyến khích học sinh tự khám phá giới hạn của bản thân thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Vì thế, ngay trong năm đầu tiên khi vừa vào trường, Hoa đã lập ra một câu lạc bộ đọc sách. Ở ngôi trường vốn nằm trên một quả đồi rất xa, cách biệt với thành phố, với Hoa, đây là một môi trường lý tưởng để học sinh có thể hòa mình với thiên nhiên và đọc sách. Một tuần 2 lần, các thành viên trong câu lạc bộ sẽ cùng gặp nhau trên một ngọn đồi, cùng chia sẻ về những cuốn sách thú vị mà mình đã đọc được.

2 năm tại UWC Mahindra College đã cho Hoa nhiều trải nghiệm thú vị và cái nhìn rất khác về Ấn Độ.

“Nhắc tới Ấn Độ, đa số thường hình dung về một đất nước gắn liền với sự nghèo khó, đông đúc, xô bồ… Tất nhiên đó cũng là một khía cạnh, nhưng Ấn Độ còn là nơi của rất nhiều startup công nghệ thành công và là đất nước có nguồn nhân lực cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực”.

Những khó khăn sẽ đi kèm với sự trưởng thành

Kết thúc 2 năm tại UWC, nữ sinh tiếp tục tìm học bổng du học Mỹ và lựa chọn ngành học Khoa học Máy tính và Kinh doanh tại ĐH Lehigh.

Trước khi bước vào đại học, Hoa từng phân vân chuyện sẽ ‘gap year’ một năm để khám phá và hiểu được mong muốn của bản thân.

“Nhưng thời điểm vừa tốt nghiệp phổ thông, em chưa có trải nghiệm gì về ngành học. Vì thế, em quyết định sẽ học 2 năm ở bậc đại học trước khi ‘gap year’ để hiểu rõ mình là ai, mình muốn làm gì và muốn theo đuổi cái gì”.

Trong quãng thời gian ‘gap year’ này, Ngọc Hoa quyết định trở về Việt Nam.

{keywords}

Hoa từng là huấn luyện viên fitness (PT).

“Thời điểm ấy, em có hơi béo. Bác sĩ nói em cần có một chế độ luyện tập thể thao riêng. Từ bé em chưa từng chơi bất kỳ môn thể thao nào, nhưng khi tới phòng tập, em lại cảm thấy rất thích thú. Vì thế, em bắt đầu nghiên cứu rất nhiều sách, thậm chí còn học bài bản về dinh dưỡng”.

Sau 1 năm, Hoa giảm cân thành công, có chứng chỉ và trở thành huấn luyện viên fitness (PT). Nữ sinh bắt đầu dự án riêng của mình là mở lớp chuyên sâu về tập luyện cho phụ nữ, phụ nữ mang thai. Thời điểm dự án chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2019 – tháng 4/2020, có khoảng 50 học viên đăng ký tham gia.

Kết thúc quãng thời gian ‘gap year’, Hoa quay lại trường.

“Em nhận ra rằng, muốn khởi nghiệp, mình phải hiểu về nhiều mảng, bao gồm Marketing, biết cách sử dụng các công cụ công nghệ hỗ trợ,… Vì thế, trở lại với việc học, em nhận ra được nhiều điều giá trị. Em đi học với tâm thế hào hứng, luôn cố gắng tận dụng hết thời gian còn lại trong trường để học những gì mình cảm thấy cần”.

Những trải nghiệm sau 1 năm ‘gap year’ này cũng đã được Hoa viết thành một dự án về mô hình kinh doanh, nhờ đó giành được giải thưởng 12.000 USD trong một cuộc thi của trường.

Sau những trải nghiệm ấy, Hoa tiếp tục giành thêm một số học bổng khác của nhà trường nhằm hỗ trợ sinh viên thực hiện các dự án cá nhân. “021 Station - Nhà ga 021” là một dự án của Hoa được trường cấp quỹ với mục tiêu lan tỏa những podcast về câu chuyện khởi nghiệp của những nhà sáng lập trẻ.

Dự án này vẫn được Hoa duy trì đến thời điểm hiện tại với mong muốn tiếp tục truyền cảm hứng cho những người trẻ trong độ tuổi 18-34 còn đang ấp ủ những ý tưởng kinh doanh; trang bị cho họ những kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể nhìn nhận vấn đề khởi nghiệp một cách khoa học.

{keywords}

Hoa trong chuyến đi thực tế tại LinkedIn

Khi tốt nghiệp đại học, Hoa nhận được cơ hội làm việc hấp dẫn tại một tập đoàn đầu tư tài chính lớn ở Mỹ. Nhưng sau 6 tháng làm việc, cô gái Hải Phòng lại lựa chọn quay trở về Việt Nam.

Quyết định này dẫu sẽ có nhiều khó khăn, nhưng theo Hoa, những khó khăn sẽ đi kèm với sự trưởng thành. Và khi dám phá bỏ những giới hạn của bản thân, chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội mới.

Thúy Nga

Cô gái Việt đỗ học bổng bác sĩ toàn phần ở Johns Hopkins

Cô gái Việt đỗ học bổng bác sĩ toàn phần ở Johns Hopkins

Trịnh Mai Chi (1998) tốt nghiệp xuất sắc ngành Hoá sinh, ĐH Wellesley College. Với thành tích học tập cao, kinh nghiệm nghiên cứu ấn tượng, cô vừa giành học bổng toàn phần học bác sĩ tại Johns Hopkins - Trường Y khoa hàng đầu thế giới.