Sự bùng nổ AI có giúp 'hồi sinh' lĩnh vực đám mây?_kq phap 1
Đằng sau những lời mời chào công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) cách mạng hoá công việc,ựbùngnổAIcógiúphồisinhlĩnhvựcđámmâkq phap 1 học tập và sáng tạo còn là hi vọng thúc đẩy doanh số bán hàng lĩnh vực đám mây của những gã khổng lồ công nghệ.
Tăng trưởng đám mây chững lại
Giới phân tích dự phóng mức tăng trưởng doanh thu kết hợp trên nền tảng đám mây của 3 công ty hàng đầu gồm Amazon, Microsoft và Google sẽ đạt 18% trong năm nay, giảm gần một nửa so với năm ngoái.
Amazon Web Services, nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất, cho biết quý trước họ chỉ đạt tăng trưởng doanh thu 20%, thấp nhất trong lịch sử. Đầu tháng này, công ty thông báo sẽ cắt giảm 9.000 nhân viên, trong đó bộ phận điện toán đám mây là trọng tâm.
Microsoft, công ty đứng thứ 2 thị phần đám mây, cảnh báo các nhà đầu tư rằng hoạt động kinh doanh này của họ đang chững lại.
Việc thúc đẩy AI sinh tạo diễn ra trong bối cảnh các công ty phải đối mặt tốc độ tăng trưởng chậm lại của mảng kinh doanh đám mây, lĩnh vực từng là động lực phát triển và trung tâm lợi nhuận doanh nghiệp.
AI trở thành yếu tố “câu khách”
Amazon, Microsoft và Google đã nhanh chóng đưa AI trở thành yếu tố “câu khách”, tận dụng sự quan tâm tăng vọt của người dùng đối với các ứng dụng như chatbot ChatGPT.
CEO Microsoft Satya Nadella liên tục nói về việc các công ty có thể tăng hiệu suất bằng cách sử dụng AI thông qua đám mây Azure của hãng. Trong khi đó, Google vừa cho biết sẽ mở bán truy cập vào một trong những chương trình AI lớn nhất của mình, có tên Mô hình Lộ trình Ngôn ngữ (Pathways Language Model), cho các nhà phát triển phần mềm sử dụng dịch vụ đám mây của công ty. Khách hàng có thể sử dụng mô hình này để tạo ra những chatbot tuỳ chỉnh hoặc công cụ tóm tắt trang web.
Bên cạnh đó, cả Microsoft và Google đều đưa công nghệ chatbot vào các chương trình làm việc văn phòng như Microsoft Word và Google Docs.
Google cho biết một số khách hàng sẽ được lựa chọn để tiếp cận các phần mềm AI nội bộ của hãng, trong khi những người có nhu cầu khác có thể đăng ký vào danh sách chờ.
“AI là cơ hội thị trường lớn”, Thomas Kurian, CEO mảng đám mây Google nói. “Chúng ta đang ở giai đoạn ban đầu của nó”.
Startup nhỏ - khách hàng lớn
Trong khi đó, Judson Althoff, Giám đốc thương mại Microsoft cho biết ông coi AI là công cụ thúc đẩy khách hàng chuyển hệ thống lên đám mây.
Các công ty khởi nghiệp AI nhỏ có khả năng sẽ trở thành khách hàng lớn cho các nhà cung cấp đám mây khi tác vụ liên quan lĩnh vực này cần sức mạnh điện toán khổng lồ để phát triển và chạy ứng dụng.
Theo ước tính của quỹ đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz, khoảng 10% đến 20% doanh thu từ các ứng dụng AI chảy vào túi các công ty đám mây, chủ yếu là 3 cái tên hàng đầu nêu trên.
Chiến lược những nhà cung cấp sử dụng là cho các công ty trải nghiệm miễn phí về dịch vụ của họ. Google đã tăng gấp đôi số tín dụng miễn phí dành cho khách hàng là startup AI, lên tới 250.000 USD cho năm sử dụng đầu tiên.
Không kém cạnh, Amazon có kế hoạch hỗ trợ tài chính lên tới 300.000 USD cho khách hàng đăng ký dịch vụ.
Anthropic, đối thủ cạnh tranh với OpenAI vừa nhận được khoản đầu tư hơn 300 triệu USD từ Google với điều khoản đồng ý để bộ phận đám mây của gã khổng lồ công nghệ trở thành nhà cung cấp cơ sở hạ tầng chính. Theo đó, công ty AI đã ký hợp đồng sử dụng dịch vụ đám mây nhiều năm trị giá 900 triệu USD.
Trái lại, một số công ty lo ngại về việc phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp bên ngoài. Startup AI General Intelligent đã đặt mua chip đồ hoạ riêng để tự chạy những mô hình của mình.
Josh Albrecht, Giám đốc công nghệ của công ty cho biết họ đã phát triển công cụ nội bộ có thể phân phối công việc lên những dịch vụ đám mây rẻ nhất bất cứ lúc nào.
Dù vậy, nhìn chung sự bùng nổ AI đang giúp hoạt động kinh doanh đám mây khởi sắc hơn. Oracle, công ty đám mây lớn thứ 4 tại Mỹ, cho biết việc khách hàng quan tâm sử dụng nhiều công cụ AI hơn đã góp phần mang lại doanh thu lớn hơn so với quý trước.
“Thực tế đang cho thấy nhu cầu về xử lý AI đang cao hơn mức cung cấp sẵn có”, Larry Ellison, Chủ tịch Oracle cho hay. “Công ty đang phải mở rộng nhanh nhất có thể”.
Theo WSJ