GS Judea Pearl_thứ hạng của pumas unam

GS. Judea Pearl sinh năm 1936 ở Tel Aviv,thứ hạng của pumas unam Israel. Sau khi lấy bằng cử nhân kỹ sư, ông đã đến Mỹ để hoàn thành nghiên cứu cao học của mình và bắt đầu làm việc tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu RCA; sau đó chuyển sang công ty Electronic Memories với công việc phát triển các thiết bị vật lý như bộ khuếch đại tham số siêu dẫn và hệ thống bộ nhớ, mặc dù tại thời điểm bấy giờ, ông đã say mê trước tiềm năng của hệ thống thông minh.

Khi công việc có nhiều thay đổi, ông Judea Pearl chuyển sang lĩnh vực học thuật. Năm 1969, ông bắt đầu giảng dạy về kỹ thuật tại ĐH California, Los Angeles. Chỉ trong vòng một năm, ông đã trở thành giáo sư tại Khoa Khoa học Máy tính mà trường mới thành lập. Tại đây, ông thường xuyên kết hợp quan hệ nhân quả và số liệu thống kê, cả về lý thuyết xác suất cũng như lý thuyết quyết định. Ông là người sáng lập kiêm Giám đốc Phòng thí nghiệm Hệ thống Nhận thức.

Một trong những thành tựu đáng chú ý của ông là việc thiết lập cách tiếp cận xác suất cho chương trình AI và phát triển mạng Bayesian (để xác định các vấn đề xác suất phức tạp), cũng như các thuật toán chính dùng để chạy những mô hình này. Đây là một bước tiến mang tính cách mạng đối với AI, đồng thời trở thành công cụ hữu ích cho các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật.

Không chỉ vậy, ông còn phát triển một công thức toán học cho nguyên lý nhân quả, tăng cường tính chặt chẽ và chiều sâu của nghiên cứu AI, nâng tầm hiểu biết của con người về quan hệ nhân quả trong nhiều lĩnh vực như thống kê, tâm lý học và y học. Ông cũng tìm tòi và mở rộng kiến thức sang cả lĩnh vực triết học khoa học, phương pháp học và kỹ năng thuyết trình.

GS. Judea Pearl cũng đã thành lập quỹ Daniel Pearl mang tên mình để thúc đẩy hiểu biết, kết nối văn hoá. Ông còn được biết đến là một nhạc sĩ nhạy bén và đã trình diễn nhiều màn độc tấu piano ngẫu hứng, mô phỏng tiếng kèn bằng miệng trong những hội nghị đầu tiên của mình.

Với hơn 350 bài báo, cùng 3 cuốn sách, Judea Pearl tạo nên tác động lớn và lâu dài lên toàn bộ ngành khoa học máy tính.

Thế Định