Lên app Bình Định Smart City “gặp” chính quyền
Thời gian gần đây,ệthốnggiámsáthiệntrườngởBìnhĐịnhTiếpnhậnxửlýnhanhcáclĩnhvựsoi cau st thấy nhiều trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ, lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, anh Nguyễn Minh Hiếu (phường Trần Phú, TP Quy) đã lên app Bình Định Smart City (Dịch vụ đô thị thông minh Bình Định) để phản ánh kèm hình ảnh và video. Anh Hiếu mong muốn chính quyền lập kế hoạch xử lý gấp và kiểm tra thường xuyên để chấn chỉnh tình trạng này.
“Ở điểm 340 đường Xuân Diệu có những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, vi phạm lấn chiếm toàn bộ vỉa hè để vật chất, sản phẩm, bàn ghế buôn bán. Chính quyền lập kế hoạch xử lý gấp. Còn rất nhiều vi phạm khác ở đường Xuân Diệu, đội ngũ cán bộ hãy đi kiểm tra thường xuyên”, anh Hiếu nêu.
Nhận được phản ánh của anh Hiếu, UBND phường Trần Phú, TP Quy Nhơn đã cử cán bộ địa chính phối hợp với tổ trật tự đô thị xuống tại hiện trường phản ánh xác minh vấn đề, nhắc nhở những người buôn bán lùi vào bên trong. Đồng thời tuyên truyền, vận động những hộ dân xung quanh không buôn bán, lấn chiếm vỉa hè đến phần kẻ vạch để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Người buôn bán ở khu vực này đã chấp hành.
Ngày 15/8, chỉ trong chưa đầy một tuần (từ ngày 8/8 tiếp nhận phản ánh), UBND phường Trần Phú đã thông tin kết quả lại cho anh Hiếu trên app Bình Định Smart City.
Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2021, tỉnh Bình Định triển khai hệ thống thông tin giám sát hiện trường tỉnh Bình Định. Các cá nhân, tổ chức có thể thông qua ứng dụng Bình Định SmartCity; Cổng thông tin đô thị thông minh Bình Định; Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định… để phản ánh hiện trường và theo dõi kết quả xử lý.
Tiếp nhận phản ánh 24/24 giờ
Các lĩnh vực tiếp nhận, xử lý hiện trường gồm Thông tin và Truyền thông, Giao thông - Vận tải, Y tế, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Du lịch, Văn hóa - Thể thao. Thời gian tiếp nhận phản ánh hiện trường của cá nhân, tổ chức được thực hiện 24/24 giờ, 7 ngày/tuần.
Yêu cầu nội dung phản ánh hiện trường cần phải có thời gian, địa điểm rõ ràng, chính xác kèm hình ảnh, video phản ánh.
Sau khi tiếp nhận phản ánh, đối với trường hợp thông tin phản ánh đảm bảo chính xác, nhân sự Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông (Sở TT&TT tỉnh Bình Định) sẽ tiếp nhận và chuyển đến các cơ quan để xử lý.
Đối với trường hợp phát hiện thông tin phản ánh không đảm bảo chính xác, nhân sự Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tiếp nhận chuyển lại cho cá nhân, tổ chức có ý kiến phản ánh hiện trường. Yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp, bổ sung hoặc làm rõ thêm nội dung thông tin để xác minh độ chính xác của thông tin phản ánh.
Thao tác đơn giản trên ứng dụng điện thoại
Theo thống kê của Sở TT&TT tỉnh Bình Định, từ khi triển khai hệ thống thông tin giám sát hiện trường tỉnh Bình Định đến tháng 8/2023 đã có 271 phản ánh người dân gửi đến Trung tâm tiếp nhận. Trong đó, có 120 phản ánh không được tiếp nhận vì thiếu thông tin về địa điểm, hình ảnh, video clip, bị trùng lặp…Và 143 phản ánh đã được cơ quan chức năng xử lý, trả lời; 8 phản ánh đang được cơ quan chức năng xử lý.
Theo ông Thảo, khó khăn, vướng mắc lớn nhất hiện nay là thời hạn xử lý. Đối với những phản ánh đơn giản, thời hạn xử lý phản ánh chậm nhất là 6 ngày làm việc. Còn đối với những nội dung phản ảnh liên quan đến nhiều ngành, 6 ngày làm việc không đủ thời gian dẫn đến quá hạn xử lý.
“Hệ thống dịch vụ phản ảnh hiện trường cơ bản đã giúp các cơ quan đơn vị giải quyết kịp thời các vấn đề bất cập của đô thị trên các lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao, Y tế, Xây dựng, Giao thông vận tải, Du lịch, Tài nguyên – Môi trường; đảm bảo thông tin thông suốt giữa chính quyền với công dân và tổ chức.
Đồng thời hỗ trợ người dân phản ánh, kiến nghị về các lĩnh vực trong đời sống một cách dễ dàng, nhanh chóng với thao tác đơn giản trên ứng dụng điện thoại thay vì phải mất thời gian gửi đơn trực tiếp lên chính quyền như trước đây”, ông Thảo nói.