Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan khí tượng cập nhật thông tin bão Yagi liên tục_xếp hạng thổ nhĩ kỳ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác dự báo bão số 3.
Sáng 7/9,óThủtướngyêucầucơquankhítượngcậpnhậtthôngtinbãoYagiliêntụxếp hạng thổ nhĩ kỳ Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có mặt tại Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, điện đàm với một số trung tâm khí tượng thủy văn của các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng... cập nhật tình hình ứng phó với bão Yagi.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong những ngày qua, công tác dự báo từ trung ương đến địa phương về phạm vi, cường độ, diễn biến và ảnh hưởng của bão Yagi khá chính xác. Tuy nhiên, hiện tại cần có sự cập nhật chính xác hơn nữa về diễn biến, hướng đi và phạm vi tác động của cơn bão, đặc biệt là các khu vực như Hải Phòng, Quảng Ninh.
"Đây là cơn bão mạnh nhất sau 30 năm trên Biển Đông, dù vào đất liền sẽ giảm cường độ nhưng vẫn kéo dài và hoàn lưu có thể gây mưa lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ", Phó Thủ tướng nói và yêu cầu các đài khí tượng địa phương cần tăng tần suất cập nhật thông tin, đảm bảo thông báo trước về diễn biến của bão ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng, đặc biệt là thời điểm tâm bão vào bờ, thời gian nguy hiểm nhất.
Đối với các huyện đảo, Phó Thủ tướng chỉ đạo xây dựng phương án phòng ngừa và rà soát kỹ các khu vực xung yếu như đê điều, nhằm đề phòng trường hợp sóng lớn từ 6-7m có thể ập vào. Đồng thời, cần lưu ý đến tác động của hoàn lưu sau bão, vì có khả năng gây mưa lớn và lan rộng đến khu vực miền núi phía Bắc, làm gia tăng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.
"Cần kiểm tra chặt chẽ công tác vận hành hồ đập, đặc biệt là quy trình xả lũ, đảm bảo an toàn cho người dân và tránh tình trạng "lũ chồng lũ", đảm bảo hệ thống van xả hoạt động thông suốt và tuân thủ đúng quy định", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Theo báo cáo từ các Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn địa phương và lực lượng quân đội phòng chống bão, cơn bão này rất nguy hiểm, đã gây ra tình trạng đổ cây và gián đoạn thông tin liên lạc ở nhiều khu vực. Đáng lo ngại hơn, khi bão đổ bộ vào các khu vực đông dân cư, đô thị hoặc cơ sở y tế, mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, đảm bảo duy trì công tác chỉ đạo và thông tin liên lạc liên tục trong 24 giờ tới.
Sau buổi làm việc với Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, Phó Thủ tướng và đoàn công tác đã di chuyển đến Bộ Chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 3 tại TP Hải Phòng.
Báo Yagi cách đất liền Việt Nam 150km
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, đến 8h sáng ngày 7/9, bão số 3 đang nằm ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển Quảng Ninh - Thái Bình khoảng 150km về phía Đông Đông Nam. Lúc này, cường độ bão vẫn duy trì ở mức rất mạnh, cấp 14, giật trên cấp 17. Vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính lên tới 250 km, vùng gió trên cấp 10 trong phạm vi 150 km và vùng gió mạnh trên cấp 12 nằm trong bán kính khoảng 80 km tính từ tâm bão.
Dự kiến vào khoảng 17h ngày 7/9, bão sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Tâm bão đi qua địa phận các tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng với cường độ mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15.
Khu vực vịnh Bắc Bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cô Tô, sẽ có gió mạnh cấp 9-11, khu vực gần tâm bão có thể lên đến cấp 12-14, giật cấp 17, biển động dữ dội với sóng cao từ 3-5m, vùng gần tâm bão có thể có sóng cao tới 6-8m. Vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có sóng cao từ 2-4m, khu vực gần tâm bão sóng cao khoảng 3-5m.
Từ sáng ngày 7/9 đến chiều tối cùng ngày, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa dự báo sẽ có gió mạnh cấp 6-7, sau đó tăng lên cấp 8-9 ở các khu vực ven biển. Đặc biệt, khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng và Thái Bình có thể ghi nhận gió mạnh cấp 10-12, giật tới cấp 14. Khu vực đất liền phía Đông Bắc Bộ sẽ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11.
Từ ngày 7/9 đến sáng ngày 8/9, khu vực các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Giang, Phú Thọ, Hoà Bình, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả thủ đô Hà Nội) và Thanh Hoá sẽ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-350 mm, đặc biệt có nơi trên 500 mm. Khu vực phía Tây Bắc Bộ cũng sẽ có mưa lớn từ chiều ngày 7/9 đến sáng ngày 9/9 với lượng mưa từ 100-200 mm, riêng tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Sơn La lượng mưa có thể đạt từ 150-300 mm, cục bộ có nơi trên 400 mm.
Mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn sẽ làm tăng nguy cơ ngập lụt diện rộng tại các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Khu vực đồng bằng và đô thị, đặc biệt là các khu mỏ than lộ thiên và hầm lò tại Quảng Ninh, có thể đối mặt với tình trạng ngập lụt nghiêm trọng do hệ thống thoát nước không kịp đáp ứng lượng mưa lớn trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, nguy cơ lũ quét và sạt lở đất cũng rất cao tại các khu vực miền núi phía Bắc và tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Lượng mưa lớn có thể gây ra lũ lụt trên các con sông thuộc khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá từ ngày 7/9 đến 10/9. Mực nước trên các sông suối như sông Thao, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam dự báo sẽ dâng lên mức báo động 1, một số nơi có thể lên tới mức báo động 2 hoặc báo động 3.
Các cơ quan chức năng và người dân tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3 cần nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống bão, đặc biệt là các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, nơi sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tâm bão. Các công trình xây dựng, nhà cửa, biển quảng cáo cần được gia cố, chằng chống để đảm bảo an toàn. Người dân cần chuẩn bị tinh thần đối phó với gió mạnh, sóng lớn và ngập lụt, đặc biệt không ra khơi và nhanh chóng đưa tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
Các khu vực miền núi cần tăng cường cảnh giác với nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, đồng thời có phương án sơ tán dân đến nơi an toàn khi cần thiết.
Nguyễn Ngoan