Má Thị Di (thị xã Sa Pa,ủaNhữngđứatrẻtrongsươngtựtheobạntraihơntuổivềlàmvợtỷ số bóng đá cúp fa tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sươngcủa đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức.
- Nhiều cô gái người Mông khoảng 13, 14 tuổi đã muốn lấy chồng, vì sao Di chống lại tục bắt vợ?
Ở nhà tôi chưa giúp gì được bố mẹ, bị mắng còn buồn, giận dỗi, cãi lại. Cho dù nhà bạn nam kia đồng ý nhưng tôi thấy mình chưa đủ trưởng thành để về làm vợ người ta.
Tôi muốn đi học, nếu có chồng vẫn đi học thì bạn bè sẽ xa lánh.
- Di và các bạn cùng trang lứa đối mặt với những khó khăn gì?
Trên chỗ tôi ở, nhiều phụ nữ vẫn chưa được bảo vệ, gặp nhiều khó khăn, họ không được thực hiện những ước mơ của mình.
Ở tuổi tôi hoặc thậm chí là ít hơn, một số bạn bị bố mẹ bắt đi lấy chồng, chẳng cho đến trường, kể cả xin làm thuê đỡ đần gia đình cũng không được.
Việc bố mẹ cấm đoán khiến các bạn cảm thấy không được yêu thương, giúp đỡ, động viên từ phía gia đình nên mới bỏ đi.
- Di có thể bật mí một chút về ông xã, hai người đến với nhau từ tục kéo vợ?
Tôi và chồng nhà gần nhau, quen và thích nhau rồi về ở chung. Tôi tự theo chồng về mà không cần ai phải kéo cả. Ông xã hiện 26 tuổi.
- Ông xã hơn 7 tuổi, điều này cũng khá đặc biệt với người Mông?
Lúc tôi đến với chồng, không theo tục kéo vợ, tự về cũng đã bị nói rất nhiều, lại còn hơn nhiều tuổi. Nhưng tôi bỏ qua hết, chỉ cần tìm được một người yêu thương, hiểu và cùng nhau cố gắng xây dựng tương lai.
Bố mẹ chồng rất vất vả nhưng đều nuôi các con học đại học, đó là một nền tảng tốt, tôi không có gì phải suy nghĩ cả.
Chúng tôi về một nhà, sẽ cùng nhau thực hiện ước mơ. Tôi bắt đầu khởi nghiệp nghề dệt thổ cẩm. Ở nhà, tôi làm du lịch. Sau bộ phim Những đứa trẻ trong sương, tôi được mọi người biết đến và dễ tiếp cận với cơ hội phát triển hơn.
- Trong phim Những đứa trẻ trong sương, khi được hỏi “sau này lớn sẽ làm gì”, Di nói không biết, còn bây giờ?
Bây giờ tôi có gia đình nên ước mơ hiện tại là phát triển văn hoá, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Tôi muốn mở homestay, sau đó có thể tạo điều kiện cho phụ nữ quanh mình có việc làm. Khai thác vốn văn hoá bản địa làm du lịch, đó là cách gìn giữ bản sắc dân tộc tốt nhất.
Khi phụ nữ có việc làm, có kinh tế, họ sẽ được chồng tôn trọng hơn. Vì nhiều phụ nữ vùng cao vẫn chịu cảnh bạo lực gia đình.
Những phụ nữ ở đây rất hâm mộ mẹ tôi bởi bà được tôi đưa đi khắp nơi. Mặc dù bố còn hay uống rượu nhưng vẫn rất yêu thương, quan tâm đến mẹ.
Nhiều chị em mong muốn có một cuộc sống như vậy, nên tôi nghĩ nếu mình thành công sẽ giúp những phụ nữ nơi đây có thêm hiểu biết, được tiếp xúc với mọi người ở bên ngoài, để biết rằng thế giới ngoài kia còn rất nhiều điều thú vị.
Nhờ xuất hiện trong phim của đạo diễn Hà Lệ Diễm, tôi được đi nhiều nơi và nhận ra bản thân còn thiếu nhiều thứ. Tôi sẽ đi học lại để bổ sung kiến thức mới.
Má Thị Di (sinh năm 2004) - người dân tộc Mông sinh sống tại Lào Cai. Năm 15 tuổi, cô chống lại tục lệ "kéo vợ" của dân tộc mình. Nhờ sự ủng hộ của mẹ, Di tránh được cuộc sống làm vợ, làm mẹ khi ăn chưa no, lo chưa tới. Câu chuyện của Di đã được phản ánh thú vị, sinh động và chân thực trong bộ phim Những đứa trẻ trong sươngcủa nữ đạo diễn trẻ người Tày, Hà Lệ Diễm. Bộ phim đã giành 34 giải thưởng và đề cử tại các liên hoan phim trên thế giới, phim cũng lọt vào Shortlist - danh sách rút gọn (top 15) giải Oscar - hạng mụcPhim tài liệu xuất sắc nhất; Năm 2023, bộ phim đạt giải thưởng Liên hoan phim châu Á Đà Nẵnglần thứ nhất trong hạng mục Phim hay nhất - Hạng mục phim châu Á. 'Những đứa trẻ trong sương' - tiếng nói của nữ quyền nơi phổ biến tục 'bắt vợ''Những đứa trẻ trong sương' - phim tài liệu về những đứa trẻ H'mông ở vùng cao Việt Nam của đạo diễn Hà Lệ Diễm truyền đi thế giới tiếng nói khác biệt về việc đấu tranh cho quyền của phụ nữ.Ca sĩ ẩn danh tập 9: Ca sĩ Du Sô hát 18 thứ tiếng khiến Đàm Vĩnh Hưng nể phục Kèo AFF Cup 2016: Cơ hội nào cho Việt Nam của Nguyễn Hữu Thắng?
|