Tọa đàm “Bảo mật cho thiết bị IoT trong kỷ nguyên 5G”_vô địch úc
Do tồn tại nhiều yếu điểm,ọađàmBảomậtchothiếtbịIoTtrongkỷnguyêvô địch úc các thiết bị IoT dễ dàng bị kiểm soát bởi hacker. |
Theo thống kê, thế giới hiện có gần 7 tỷ thiết bị kết nối qua Internet, đến năm 2025 sẽ có gấp 10 lần thiết bị di động được kết nối trên thế giới. Hàng chục tỷ thiết bị IoT có mặt trên khắp hệ thống ngõ ngách như trong xe hơi, máy bay, các tòa nhà, nông nghiệp, cộng đồng, không gian vũ trụ và được gắn trên cả cơ thể con người để theo dõi sức khỏe.
Các chuyên gia nhận định rằng, thế giới đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng thấy của công nghệ, đây là cơ hội cho Việt Nam. IoT là khả năng kết nối với một cảm biến, hay thiết bị vào Internet để những thiết bị khác cũng nhận ra nó, để tìm hiểu các dữ liệu mà con người hay nền kinh tế tăng trưởng cần thu thập như: lưu lượng xe trên đường cao tốc, lượng mưa trên cánh đồng, theo dõi sức khỏe của một người hay cả một cộng đồng. Việt Nam sẽ là nước dẫn đầu để sản xuất ra các loại cảm biến này.
Lãnh đạo Tập đoàn Vingroup cho rằng, Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội thuận lợi như hiện nay để có thể tập hợp các nguồn lực, làm chủ công nghệ và trở thành một nước sản xuất thiết bị IoT lớn trên thế giới. Vingroup đưa ra dẫn chứng, theo dự báo của Business Insider Intelligence đến 2023, người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ trên toàn cầu sẽ sử dụng tổng số 40 tỷ thiết bị IoT. Riêng tại Mỹ, số thiết bị smarthome vượt qua con số 1 tỷ, đạt doanh số 90 tỷ USD. Các doanh nghiệp toàn cầu sẽ chi tiêu cho giải pháp IoT lên đến 50 tỷ USD, các chính phủ sẽ đầu tư cho IoT đạt 900 tỷ USD mỗi năm. Những thông tin dự báo trên cho thấy sức hấp dẫn của thị trường nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thiết bị IoT là rất lớn.
Thiết bị IoT đã và đang được sử dụng phổ biến tại những tổ chức, doanh nghiệp thuộc các quốc gia trên thế giới. Tuy có nhiều ưu điểm về tính linh hoạt, dễ dàng quản lý, loại thiết bị này cũng tồn tại không ít vấn đề liên quan đến an toàn bảo mật thông tin của chính nó và các thiết bị thuộc cùng hệ thống kết nối. Theo số liệu từ hãng công nghệ Palo Alto, 98% dữ liệu IoT không được mã hóa. Thông qua hình thức nghe lén, hacker có thể dễ dàng thu thập và đọc được các dữ liệu mật được trao đổi giữa những thiết bị trên hệ thống với nhau hoặc giữa chúng với hệ thống quản lý, giám sát; 57% thiết bị IoT trong hệ thống được xem là các rủi ro an toàn thông tin và khởi nguồn cho những cuộc tấn công mạng quy mô vừa và lớn; 83% thiết bị y khoa phục vụ công tác chẩn đoán bằng hình ảnh đang sử dụng các hệ điều hành đã ngừng hỗ trợ từ hãng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất đến bán lẻ, từ công nghiệp ô tô đến ngành y tế đều đang ứng dụng IoT để khai thác dữ liệu, ra quyết định nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bởi vậy, những nguy cơ rủi ro an toàn thông tin là hiện hữu.
Do tồn tại nhiều yếu điểm, các thiết bị IoT dễ dàng bị kiểm soát bởi hacker, chúng được sử dụng làm bàn đạp cho tấn công leo thang vào thiết bị thông tin trọng yếu của tổ chức. Tội phạm mạng có thể tấn công thiết bị IoT bằng cách: khai thác lỗ hổng của giao diện web không an toàn, giao diện điện toán đám mây thiếu mã hóa hoặc có thể tận dụng lợi thế của cơ chế xác thực yếu để liệt kê các tài khoản người dùng và ăn cắp dữ liệu nhạy cảm hay tiến hành những cuộc tấn công DDoS… Đặc biệt, khi Việt Nam bắt đầu triển khai 5G - công nghệ được đánh giá là nền tảng thúc đẩy mạnh mẽ kết nối cho thiết bị IoT thì việc các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cần nâng cao tính sẵn sàng của hệ thống trước những cuộc tấn công vào thiết bị IoT là cần thiết.
Trên tinh thần đó, chuyên trang ICTnews của báo Vietnamnet phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức tọa đàm “Bảo mật cho thiết bị IoT trong kỷ nguyên 5G”. Tọa đàm có sự tham gia của các doanh nghiệp như Bkav, Viettel, VNPT và Công ty Lumi Việt Nam chuyên về giải pháp chiếu sáng thông minh.
Buổi tọa đàm sẽ tập trung phân tích về khả năng sản xuất các thiết bị IoT của Việt Nam, nguy cơ và giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho thiết bị IoT, những tiêu chuẩn về an toàn thông tin, một số phương án ứng phó nếu xảy ra tình huống tấn công vào hệ thống sử dụng thiết bị IoT…
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ [email protected]
PV
Đảm bảo an toàn thông tin trên đám mây Make in Vietnam
Ngày 24/11, báo điện tử VietNamNet đã phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy điện toán đám mây Make in Vietnam”. Tọa đàm còn có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Internet, các doanh nghiệp Viettel, VNPT IT, CMC.