Nếu để liệt kê một trong những thiết bị không thể nào thiếu trong gia đình thì tủ lạnh chắc chắn nằm trong danh sách đó. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà mỗi nhà chọn loại có dung tích to,ểmtrangaychỗnàyđểtiếtkiệmtiềnđiệntủlạnhhàngthálich ngoai hang anh nhỏ khác nhau. Tủ lạnh có thể đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của người dùng, quan trọng nhất vẫn là để làm lạnh thực phẩm.
Chúng ta vẫn thường phàn nàn: “Hiện đại thì hại điện”, nhưng quả thực thiết bị điện tử này sẽ không quá tốn kém nếu được sử dụng thông minh và đúng cách. Bạn hãy ghi nhớ 2 mức nhiệt độ thông thường của ngăn đông và ngăn mát để đỡ hao điện mà tủ vẫn có thể phát huy triệt để công năng của chúng nhé.
Tất cả các dòng tủ lạnh hiện nay đều được nhà sản xuất thiết lập nhiều mức độ làm lạnh từ thấp lên cao. Số đầu tiên sẽ là ấm nhất, càng số to thì càng lạnh.
Thêm nữa, mọi người cũng nên biết rằng tùy vào tình hình thời tiết mà cân chỉnh nhiệt độ khác nhau. Bạn hãy tăng nhiệt độ vào mùa đông để đồ ăn không bị đông cứng, giảm nhiệt độ vào những ngày hè nóng bức kẻo đồ ăn của bạn nhanh ôi thiu, héo hỏng.
Ngăn đông là nơi bảo quản những thực phẩm đông lạnh, lại có thể làm ra đá cho nên nhiệt độ của ngăn này nên được để ở mức dưới 0 độ C. Trung bình khoảng -18 độ C vì ở mức nhiệt này thì vi khuẩn không thể sinh sôi, phát triển được. Chúng ta có thể bảo quản thực phẩm với thời gian rất dài.
Không phải nghe thấy từ “mát” thì ngăn mát sẽ phải để ở nhiệt độ cao đâu. Thực tế, để duy trì mức nhiệt độ có vẻ “man mát” lan tỏa khắp tủ thì bạn phải đặt ở 0 độ C mới chuẩn.
Trong ngăn này, chúng ta có thể dự trữ bánh kẹo, nước giải khát.. Tuy nhiên, nếu muốn cất đồ ăn thừa thì bạn nên cho chúng vào hộp nhựa, nhôm… để có thể làm mát lâu hơn, ngăn chặn việc thức ăn bị ôi thiu, ảnh hưởng sức khỏe của gia đình.
Bên cạnh việc để nhiệt độ phù hợp bạn cũng nên làm thêm một số việc hữu ích sau để tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn thực phẩm:
Ngoài việc đặt nhiệt độ phù hợp, bạn cũng nên phân loại thực phẩm hợp lý bên trong tủ để kéo dài hạn sử dụng của chúng.
Thứ nhất, hãy để những thực phẩm nhanh hỏng như sữa, hải sản, thịt sống, trứng… ở trên đầu tủ lạnh, chỗ mát nhất. Tuyệt đối không để ở cánh cửa tủ vì nơi đây ít lạnh và vi khuẩn rất dễ phát triển.
Thứ hai, rau, củ, quả nên đặt ở những kệ trên cùng hoặc dưới cùng nơi mà nhiệt độ vừa đủ mát để bảo quản và không quá lạnh khiến chúng bị đông.
Thứ ba, phần cánh tủ lạnh bạn có thể đặt những loại đồ không dễ bị ôi thiu, hư hỏng như nước ngọt, bia, sốt cà chua, tương ớt, gừng tỏi…
Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến chúng ta không có nhiều thời gian để đi chợ nấu ăn, nếu bạn lựa chọn cách dự trữ thức ăn trong tủ lạnh để ăn dần thì nên ghi nhớ 1 số điều sau:
+ Hãy phân loại các hộp thực phẩm xem hộp nào dùng trước, dùng sau. Nhớ đánh dấu kẻo lưu trữ quá lâu mà không dùng đến thì sẽ bị hỏng, rất lãng phí.
+ Các loại thực phẩm bị hư thối thì bạn phải bỏ ra khỏi tủ ngay lập tức kẻo nhiễm bẩn sang các món khác. Thậm chí kể cả khi chúng không hỏng nhưng đã quá hạn sử dụng bạn cũng nên vứt đi. Đừng vì tiếc của mà cố gắng ăn kẻo ngộ độc, nhiễm bệnh vào người.