Bộ Y tế hướng dẫn 4 bước xử trí khi phát hiện F0 trong trường học_cúp anh fa
TheộYtếhướngdẫnbướcxửtríkhipháthiệnFtrongtrườnghọcúp anh fao đó, quy trình xử trí khi phát hiện F0 trong cơ sở giáo dục gồm có 4 bước.
Bước 1:
Khi có trường hợp F0, cần báo ngay Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường. Cán bộ y tế trường học hoặc Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 chuyển ngay F0 xuống phòng cách ly tạm thời của trường học theo lối đi riêng đã được phân luồng.
Bước 2:Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã hoặc cơ sở y tế đã được giao nhiệm vụ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch để ngay lập tức đến xử lý cùng.
Bước 3:
Đối với lớp học có học sinh F0:Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ngồi yên tại chỗ. Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế.
Cán bộ y tế trường học và Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 của nhà trường, cán bộ y tế cấp xã tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh ngay cho toàn bộ học sinh của lớp đó. Trường hợp nào có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì được xác định là F0 và xử lý theo quy định.
Nếu không phải là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính thì cho những học sinh này đi học trở lại bình thường.
Nếu là F1 và kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính thì xét trên 2 trường hợp sau:
Thứ nhất,những học sinh là F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vắc xin Covid-19 (được ghi trên giấy xác nhận, phần mềm ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc PC-Covid) theo quy định, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi Covid-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là F1 (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh) thì cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 5 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 5.
Trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 vào ngày thứ 5 thì được đi học trực tiếp trở lại. Nhà trường và phụ huynh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 5 ngày tiếp theo và hướng dẫn thực hiện Thông điệp 5K.
Thứ hai,những học sinh là F1 và chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng Covid-19 thì cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) ngày thứ 7. Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, nhà trường và phụ huynh tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho học sinh trong 3 ngày tiếp theo và hướng dẫn thực hiện Thông điệp 5K.
Lưu ý, trong quá trình cách ly, theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,…hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, cần thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, Nhà trường để theo dõi và xử trí.
Học sinh tiểu học tại TP Đà Nẵng quay trở lại lớp học trực tiếp - Ảnh minh họa: Hồ Giáp |
Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ,Bộ Y tế nhấn mạnh nếu trong lớp học có 1 ca xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với SARS-CoV-2 (F0) thì cho toàn bộ trẻ trong lớp đó cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm (RT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh) vào ngày thứ 7.
Các trường hợp xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 vào ngày thứ 7 được đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm tiếp tục theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong 3 ngày tiếp theo. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác,…hoặc triệu chứng nghi ngờ khác, phụ huynh/giáo viên chủ nhiệm phải thông báo ngay cho trạm y tế cấp xã, Hiệu trưởng/Ban chỉ đạo/Tổ an toàn phòng, chống dịch của nhà trường.
Bước 4:
Đối với lớp có học sinh F0, sau khi xác định các đối tượng F1, cho học sinh không phải F1 di chuyển sang lớp học dự phòng và khử khuẩn toàn bộ lớp học.
Đối với học sinh các lớp học khác: Nếu không có sự giao lưu tiếp xúc với F0 thì cho đi học bình thường. Nếu xác định có học sinh tiếp xúc gần (F1) với trường hợp F0 thì tiến hành xét nghiệm kháng nguyên nhanh với trường hợp là F1 đó và xử lý F1 như bước 3.
Lưu ý, trường hợp phát hiện học sinh là F0 đang ở tại nhà, phụ huynh cho học sinh nghỉ học, báo ngay với nhà trường và trạm y tế cấp xã. Nhà trường, trạm y tế cấp xã tiến hành truy vết các học sinh là F1 liên quan và xử lý như trên.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở giáo dục không bắt buộc tất cả học sinh phải xét nghiệm trước khi trở lại trường để học trực tiếp. Chỉ xét nghiệm đối với trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, khó thở,… hoặc có triệu chứng nghi ngờ khác) hoặc có tiền sử tiếp xúc F0.
Nếu tổ chức cho trẻ học bán trú, nhà trường phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp. Ưu tiên tổ chức ăn, ngủ, nghỉ ngay tại lớp học; học sinh lớp nào ăn, ngủ riêng theo lớp đó, không chung với các lớp khác.
Bên cạnh đó, học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn. Vệ sinh, khử khuẩn nhà ăn sau mỗi lượt tổ chức cho học sinh ăn (nếu tổ chức ăn ở nhà ăn chung của nhà trường). Bảo đảm an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Nguyễn Liên
Hướng dẫn theo dõi và điều trị trẻ mắc Covid-19 tại nhà
Theo các chuyên gia, khi trẻ mắc Covid-19, cha mẹ cần chuẩn bị ngay những vật dụng gồm khẩu trang, nước sát khuẩn, máy đo SPO2 cầm tay, kẹp nhiệt độ, thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý,…