Bản chất của tiền ảo Libra
Nngày 18/6/2019,ảnchấttiềnảoLibravàkhảnăngtácđộngtớiViệbạn chọn tỷ số nào trên trang cá nhân của mình, tỷ phú Mark Zuckerberg cho biết, Facebook đang hợp tác cùng 27 đơn vị khác nhằm thiết lập Hiệp hội Libra. Vào năm 2020, tổ chức này sẽ cho ra đời đồng tiền ảo có tên Libra với mục tiêu tạo ra một cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu để phục vụ cho hàng tỷ người trên thế giới. Đó cũng là lúc, nhiều người bắt đầu tự đặt ra câu hỏi: “Libra là gì?”
Hiệp hội Libra mà Facebook là một thành viên sẽ phát hành đồng tiền ảo Libra đầu tiên vào năm 2020. |
Để hiểu bản chất của Libra, đầu tiên chúng ta phải bắt đầu với lịch sử của tiền tệ. Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hàng hoá ngày một được sản xuất ra nhiều hơn, đó cũng là lý do dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng hoá. Đây cũng là lúc, con người cần đến một vật ngang giá chung làm phương tiện trung gian trong quá trình trao đổi, và từ đó, tiền tệ ra đời.
Ở giai đoạn phát triển cao hơn của tiền tệ, xuất hiện nhu cầu giao dịch giữa 2 người ở xa nhau, thậm chí không biết mặt nhau. Lúc này, để giao dịch được thực hiện, 2 chủ thể tham gia giao dịch cần phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Từ nhu cầu này, dẫn đến sự xuất hiện của một bên thứ 3 uy tín đóng vai trò trung gian. Đây cũng là nguồn gốc ra đời của các ngân hàng.
Tuy vậy, với sự xuất hiện của Libra, Facebook và Hiệp hội Libra đang muốn phá huỷ trật tự này bằng việc sử dụng nền tảng Blockchain nhằm thay thế cho các ngân hàng. Lúc này, các thợ đào (miner) hay người xác thực (validator) trong hệ thống Blockchain sẽ nắm vai trò là bên trung gian cho các giao dịch.
Mô hình xác thực phân tán của công nghệ Blockchain. Lúc này, các thợ đào trên khắp thế giới sẽ đóng vai trò trung gian thay thế cho hoạt động của các ngân hàng. |
Libra sử dụng mô hình xác thực phân tán với nhiều người, nhiều thực thể cùng tham gia trao đổi thông tin với nhau. Libra cũng sẽ đóng vai trò của một sổ cái phân tán, ghi lại số dư và thông tin về trạng thái tài chính của từng người. Đồng tiền này được kiểm soát bởi hiệp hội Libra gồm 28 thành viên mà Facebook là một phần trong đó.
Các đặc tính cơ bản của Libra là tính mở và khả năng phân tán. Đây cũng chính là những ưu điểm của các loại tiền mã hoá hiện nay. Tuy vậy, khác với sự lên xuống bất thường của Bitcoin, Hiệp hội Libra hướng tới chính sách neo giá Libra nhằm giữ giá trị của đồng tiền này ổn định. Không chỉ vậy, chi phí để thực hiện mỗi giao dịch chuyển tiền với Libra sẽ rẻ hơn so với tiền mã hóa và các hình thức giao dịch ngân hàng khác.
Theo sách trắng, Libra có khả năng duy trì cho khoảng 1.000 giao dịch/giây. Con số này vượt trội so với các đồng tiền mã hoá phổ biến hiện nay như Bitcoin (7 giao dịch/giây) và Ethereum (20 giao dịch/giây). Thế nhưng, lưu lượng giao dịch của Libra vẫn còn kém xa Visa hay Mastercard (24.000 giao dịch/giây).
Libra là đồng tiền số khả thi nhất trên toàn cầu
Theo Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn – Trưởng Lab Blockchain của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Libra là trạng thái quá độ giữa cơ chế kiểm soát gắt gao của các ngân hàng với hoạt động có phần vô chính phủ của các đồng tiền mã hoá.
Sự khác biệt của Libra so với các loại hình tiền tệ khác là tuy mang tính mở với ưu điểm về sự minh bạch của công nghệ Blockchain, đơn vị phát hành Libra vẫn có độ kiểm soát nhất định đối với đồng tiền của họ.
Các chính sách đối với Libra sẽ được thông bởi Hiệp hội Libra gồm 28 thành viên mà Facebook chỉ là 1 trong số đó. |
Nguy cơ thao túng cũng sẽ bị hạn chế bởi Hiệp hội Libra bao gồm 28 thành viên chứ không chỉ của riêng Facebook. Cơ chế kiểm soát này thậm chí có thể tự động hóa thông qua hợp đồng thông minh (smart contract).
Libra có cách tiếp cận thông minh nhất xét trong các đồng tiền kỹ thuật số. Với những đặc trưng này, cộng với việc có giá ổn định nhờ được neo giá bằng các tài sản thật, Libra là đồng tiền số khả thi nhất có thể áp dụng chung trên toàn cầu, ông Đặng Minh Tuấn nói.
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn – Trưởng Lab Blockchain của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Ảnh: Trọng Đạt |
Đối với tính pháp lý của Libra, Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn cho rằng, điều này không quá lo ngại bởi trong nhóm 28 thành viên sáng lập của Libra có sự góp mặt của Visa và Mastercard. Libra có thể lách bằng cách tiếp cận với 2 hệ thống thanh toán phổ biến này.
Không chỉ vậy, Libra còn được nhóm các công ty công nghệ lớn như Uber, Spotify, Ebay, Vodafone, Coinbase ủng hộ và thậm chí có thể được sớm tích hợp làm công cụ thanh toán trên chính các nền tảng đó.
Về tác động của Libra, Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn cho rằng, đồng tiền này có khả năng làm thay đổi cuộc sống của 2,4 tỷ người trên thế giới. Libra sẽ mở ra phương tiện thanh toán giá rẻ và tiện lợi giống như việc gửi một tin nhắn qua ứng dụng Messenger. Các nền tảng thương mại mới cũng sẽ được hình thành thông qua smart contract.
Tuy có nhiều lợi ích như vậy, Libra sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của các loại hình ví điện tử như Paypal, Wechat, Momo. Không chỉ vậy, đối với thế giới, Libra sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Đây cũng là lý do mà đồng tiền này đang phải hứng chịu làn sóng phản đối tại nhiều nơi trên thế giới.
Trọng Đạt