Fabet

Tin thể thao 24H Những người trẻ Việt Nam qua đời vì áp lực cuộc sống tại Nhật Bản_nhan dinh bi

Những người trẻ Việt Nam qua đời vì áp lực cuộc sống tại Nhật Bản_nhan dinh bi

Bài vị của một thanh niên Việt Nam chết trẻ tại Nhật Bản (Ảnh: Asashi Shimbun)
Bài vị của một thanh niên Việt Nam chết trẻ tại Nhật Bản (Ảnh: Asashi Shimbun)

Tại đền Nisshinkutsu ở khu vực Minato, thủ đô Tokyo, có thêm một số tấm bài vị ghi những dòng chữ Việt Nam được xếp lên bàn thờ. Theo trang tin Asashi Shimbun, có 81 người Việt Nam đã qua đời từ năm 2012 cho tới tháng 7 năm nay được đặt bài vị tại ngôi đền này.

Theo sư cô Thich Tam Tri, 40 tuổi, phần lớn trong số 81 người Việt được đặt bài vị tại đền Nisshinkutsu từng là sinh viên hay thực tập sinh kỹ thuật ở độ tuổi từ 20-30. Có 4 người đã đột tử vào tháng 7 vì một số nguyên nhân khác nhau, trong đó có tự tử.

Theo Asashi Shimbun, số lượng sinh viên nước ngoài và thực tập sinh tới Nhật Bản tăng tỉ lệ thuận với số lượng những người này qua đời do nhiều nguyên nhân như làm việc quá giờ, sức khỏe suy kiệt, hay áp lực công việc và cả tự tử.

Giới chuyên gia cho rằng chính phủ Nhật Bản cần làm nhiều hơn nữa để cải thiện môi trường làm việc và có những biện pháp hỗ trợ những thực tập sinh và sinh viên đang sống, học tập và làm việc tại đây.

Trong các bài vị đặt ở đền Nisshinkutsu, có một người từng làm công việc liên quan tới sơn công nghiệp. Anh này đã tự tử vào ngày 15/7 với lá thư tuyệt mệnh gửi cho gia đình ở Việt Nam và cậu em trai cũng đang sống ở Nhật Bản với nội dung rất chán nản và tuyệt vọng về công việc.

Trước đó 1 ngày, anh gọi điện cho cậu em trai, nói rằng: “Anh cô đơn lắm. Anh đang uống bia một mình”. Sau đó 1 ngày, người ta tìm thấy anh này tử vong trong tư thế treo cổ.

Giấy chứng tử của một người đàn ông 31 tuổi qua đời hồi tháng 6 chỉ ra nguyên nhân tử vong của anh là suy tim. Một kỹ thuật viên khác mới ngoài 20 tuổi đã chết từ khi nào khi đồng nghiệp của anh vào phòng đánh thức vào buổi sáng.

Sư cô Tam Tri tới Nhật Bản từ năm 2000 và làm công việc tư vấn giúp đỡ người Việt Nam trong 18 năm qua. Bà từng tìm giúp bệnh viện phụ sản cho một thai phụ và bà cũng tìm một người hảo tâm ở Việt Nam có thể nhận nuôi đứa bé mới sinh.

Trong tháng qua, thi thể của một sinh viên Việt Nam được tìm thấy gần bờ biển Hokkaido. Bà Tam Tri là người tổ chức tang lễ cho sinh viên này.

“Những thực tập sinh và sinh viên cảm thấy căng thẳng một phần vì rào cản ngôn ngữ. Họ bị suy dinh dưỡng vì chỉ dám ăn mì hộp để tiết kiệm tiền. Họ làm việc cật lực và trở nên bất ổn về cả thể chất lẫn trí lực”, sư cô nói.

Họ phải làm việc chăm chỉ và chi tiêu dè xẻn để gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam hoặc trả những khoản nợ phát sinh khi sống ở Nhật Bản.

Junpei Yamamura, 63 tuổi, một bác sĩ nắm rõ về tình hình này nói rằng: “Những người khỏe mạnh ở lứa tuổi 20-30 đột tử là một điều thật sự bất thường. Họ làm việc quá độ mà không nghỉ ngơi đầy đủ. Cùng với đó, áp lực tinh thần đã bào mòn cơ thể họ”, ông nói.

Ông Yamamura đã tới Việt Nam hồi tháng 3 và gặp cha của một thanh niên 20 tuổi, qua đời tại tỉnh Miyagi hồi cuối năm 2017. Thanh niên này đã tới Nhật Bản sau khi gia đình anh trả 10.700 USD thông qua một công ty môi giới địa phương và hy vọng có thể thu hồi vốn cũng như kiếm đủ tiền để cưới vợ.

Công ty môi giới nói với cha của thanh niên rằng con ông chết vì bệnh tim và đã gửi hũ tro cốt của anh cho gia đình.

Ông Yamamura cho rằng những chính sách hiện tại của chính phủ Nhật Bản chưa thực sự phù hợp để bảo vệ quyền lợi cho những công nhân và thực tập sinh người nước ngoài nối chung và người Việt Nam nói riêng. Ông thúc giục giới chức nên nắm rõ tình hình thực tế và có biện pháp ngăn chặn.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, số lượng người Việt Nam tới sống ở quốc gia Đông Á đã tăng gấp 7 lần từ hơn 36.000 vào năm 2007 tới 262.405 vào năm 2017 do quan hệ song phương Việt-Nhật khởi sắc cũng như tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản. Con số tăng ấn tượng vào năm 2017 giúp Việt Nam đứng thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc về số lượng người sinh sống ở Nhật Bản.

Số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản vào cuối năm 2015 là 57.581, vượt qua Trung Quốc vào cuối năm 2016 và đạt mốc 123.563 người vào cuối năm 2017.

Hiện chưa có số liệu chính xác về số lượng các vụ tự tử và đột tử của các sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản. Theo một báo cáo của Tổ chức Hợp tác Đào tạo Quốc tế Nhật Bản, có 28 thực tập sinh qua đời vì tai nạn, bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác vào năm 2016, với 8 người trong số đó mắc bệnh về não hoặc tim.

Shoichi Ibusuki, một luật sư hiểu biểt về vấn đề thực tập sinh kỹ thuật, cho biết hệ thống thực tập sinh của Nhật Bản hiện tại dường như có vấn đề về mặt hệ thống và trong một số trường hợp các thực tập sinh rất khó để nêu ra ý kiến khiếu nại về điều kiện làm việc chưa tốt.

Theo ông Ibusuki, có một số trường hợp các thực tập sinh bị buộc phải gánh một món nợ trước khi đến Nhật Bản hoặc các trung tâm gửi họ sang Nhật Bản cấm họ không được phép tham vấn các văn phòng kiểm định tiêu chuẩn lao động hoặc luật sư. Có nhiều trường hợp học sinh vừa đi học vừa đi làm để trả nợ và phải lao động vượt quá mức 28 giờ mỗi tuần cho phép.

Đức Hoàng

Theo Asashi Shimbun

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap