Đâu là nơi cần “giải cứu” để khơi thông thị trường BĐS TP.HCM?_kq vdqg my

Chủ doanh nghiệp phải “năn nỉ” chuyên viên các sở

Tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo UBND TP.HCM và đại diện các doanh nghiệp kinh doanh BĐS được tổ chức cuối tuần qua,ĐâulànơicầngiảicứuđểkhơithôngthịtrườngBĐkq vdqg my một trong những vấn đề khiến cộng đồng doanh nghiệp bức xúc nhất, nêu ý kiến nhiều nhất là thời gian giải quyết thủ tục hành chính bị kéo dài. Điều này dẫn đến doanh nghiệp không thể triển khai dự án, đánh mất cơ hội kinh doanh và tác động đến nguồn cung nhà ở trong thời gian qua. 

Nói về những khó khăn gặp phải, chủ một doanh nghiệp BĐS cho hay, một dự án của công ty đã có quy hoạch 1/500 và chấp thuận đầu tư từ 2 năm trước. Kế hoạch sử dụng đất đăng ký trước đó đến nay đã hết hạn vì vướng ở khâu chấp thuận đầu tư hạ tầng.

Sau khi đền bù 100% quỹ đất đầu tư hạ tầng, công ty nộp hồ sơ để xin giao đất thì các chuyên viên Sở TN&MT trả lời rằng chưa có tiền lệ giao đất để chấp thuận đầu tư hạ tầng trước. Nhiều lần liên hệ thì công ty được hướng dẫn quay về Sở KH&ĐT làm thủ tục quyết định chấp thuận chủ trương, tức làm lại 3 bước. Mất 3 năm mới hoàn tất các thủ tục này, giờ làm lại từ đầu thì không biết bao giờ mới triển khai dự án được? 

Gần đây nhất, khi xin quyết định chủ trương đầu tư một dự án khác ở huyện Nhà Bè, chủ doanh nghiệp này cho biết đã nộp hồ sơ lên Sở Xây dựng ngày 6/1/2020. Đến ngày 14/1/2020 sở này chuyển hồ sơ đến các sở ban ngành lấy ý kiến.

“Luật quy định trong vòng 15 ngày các sở ngành phải trả lời nhưng đến nay hơn 1 tháng rồi vẫn chưa xong. Ngày nào chúng tôi cũng theo, phải đi năn nỉ, nhắc nhở từng chuyên viên trả lời cho Sở Xây dựng để sở này tổng hợp, trình lên UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư”, vị này nói.

{keywords}
Đại diện các doanh nghiệp BĐS phản ánh dự án bị ách tắc vì thời gian giải quyết thủ tục hành chính kéo dài. 

Tương tự, đại diện doanh nghiệp khác cho hay, công ty ông đang triển khai dự án nhà ở xã hội ở huyện Bình Chánh. Quy hoạch khu đất đã phù hợp nhưng chưa xác định được chỉ tiêu quy hoạch. Bởi việc trao đổi giữa Sở QH&KT và Sở KH&ĐT gần cả năm vẫn chưa có hướng giải quyết.  

Một vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp BĐS tại TP.HCM lúc này chính là tiền sử dụng đất. Không chỉ khâu thẩm định giá đất, xác định giá đất làm cơ sở thu tiền sử dụng đất mà việc xác định tiền sử dụng đất bổ sung tại các dự án cũng bị kéo dài.

Nhận thức cán bộ cũng bị “vướng” 

Về quy trình giải quyết thủ tục pháp lý đối với dự án nhà ở, ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, vấn đề không nằm ở bao nhiêu bước mà đó là thời gian thực hiện các bước nhanh hay chậm. Để đẩy nhanh thủ tục pháp lý dự án cho doanh nghiệp, tới đây thành phố sẽ thành lập tổ chuyên gia.

“Nếu là dự án nhà ở sẽ có tổ chuyên trách do Sở Xây dựng chủ trì. Các sở ngành khác phải cử cán bộ chuyên trách đến họp bàn, tên họ rõ ràng chứ đừng nay cử người này mai cử người kia. Có vấn đề đã hiểu đúng rồi nhưng người khác đi họp lại hiểu không đúng. Còn đã thống nhất rồi thì việc nào trước thì giải quyết trước, không cần phải họp bàn nhiều”, ông Hoan nhấn mạnh.

Về nhận thức cán bộ, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, đây cũng là vấn đề còn “vướng”. Vì bị thanh tra, kiểm tra nhiều dẫn tới cán bộ bị co thủ, không dám làm. Mà không dám làm là sai vì luật cho phép. Ngoài ra, việc vận hành giữa các cơ quan cũng “vướng”. Chính vì vậy, thành phố đang tìm cách gỡ tổng thể để làm cơ sở giải quyết những vấn đề cụ thể, chứ đi vào từng sự việc thì “muôn hình vạn trạng”, không giải quyết nổi. 

{keywords}
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các sở ngành đẩy nhanh thời gian giải quyết thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp triển khai dự án. 

Vấn đề tổ chức công việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, mục tiêu nhắm tới là các cơ quan có trách nhiệm trong từng lĩnh vực phải làm sao đẩy nhanh việc triển khai thực hiện dự án, điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà cả thành phố. Nếu để kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của thành phố, ảnh hưởng đến tiềm lực kinh doanh của các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến uy tín của những người phục vụ quá trình phát triển của thành phố. 

“Qua thanh tra, kiểm tra vừa rồi có những dự án bị vướng nhưng không phải do lỗi của doanh nghiệp mà do sự phối hợp giữa các ban ngành, dẫn đến những kết quả không hay. Vấn đề là chúng ta tích cực xử lý những vấn đề này như thế nào, như Quyết định 144 (Quyết định số 144/QĐ-STNMT-VP ngày 202/2/2020 về ban hành quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xác định giá đất cụ thể - PV) của Sở TN&MT. Đây mới chỉ là văn bản, còn đi vào thực tiễn như thế nào thì đề nghị Giám đốc Sở TN&MT lưu ý”, Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo. 

Tranh cãi về tiền sử dụng đất dự án nhà ở: Người đòi nộp sớm, kẻ muốn… từ từ

Tranh cãi về tiền sử dụng đất dự án nhà ở: Người đòi nộp sớm, kẻ muốn… từ từ

 - Ngoài chi phí quản lý vốn và giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất chiếm chi phí lớn khi triển khai một dự án nhà ở thương mại. Trong khi một số chủ đầu tư muốn nộp sớm thì cũng có doanh nghiệp muốn... từ từ.