Mắc cúm A khiến người phụ nữ U40 nguy kịch_trận đấu al-ahli saudi

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương,ắccúmAkhiếnngườiphụnữUnguykịtrận đấu al-ahli saudi cơ sở này vừa tiếp nhận bệnh nhân mắc cúm A diễn biến rất nặng, phải đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).

Bệnh nhân là người phụ nữ 39 tuổi quê Thanh Hoá. 2 năm nay, bệnh nhân phát hiện bị suy tủy nên đi viện thường xuyên. Đây là bệnh có đặc điểm giảm hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu trong máu, đồng thời tủy xương bị thay thế bằng mô mỡ do sự giảm sinh tế bào máu của tủy xương. 

Phát hiện mắc cúm A, bệnh nhân được điều trị ở Thanh Hoá, tuy nhiên bệnh diễn biến nặng khi xuất hiện biến chứng viêm phổi suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS). 

Chị được chuyển từ Thanh Hoá vào khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cách đây ít ngày. Tuy nhiên, do diễn biến quá nặng, các biện pháp thở máy không có hiệu quả, hôm qua, bác sĩ phải đặt ECMO cho bệnh nhân rồi chuyển lên khoa Hồi sức tích cực.

Bệnh nhân cúm A được đặt ECMO tại khoa Cấp cứu rồi chuyển lên khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: T.Đ

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa, nhận định bệnh nhân tiên lượng nặng. “Bệnh nhân nếu không được đặt ECMO sẽ tử vong, nếu đặt thì hi vọng sống là 50-50”, BS Phúc cho hay.

Tại cuộc tập huấn một số vấn đề về cúm A do Bộ Y tế tổ chức mới đây, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, 6 tháng đầu năm nay, cả nước ghi nhận gần 142.000 ca mắc, không có ca tử vong. Việt Nam cũng chưa ghi nhận các trường hợp mắc các chủng cúm gia cầm độc lực cao.

Tuy nhiên, từ đầu tháng 7/2022 đến nay, số nhập viện có xu hướng tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối và một số tỉnh, thành phố, trong đó phần lớn là các trường hợp nhiễm cúm mùa.

TS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cho hay gần đây, cơ sở này có thời điểm mỗi ngày ghi nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám liên quan đến cúm, nhiều trường hợp là trẻ em.

Trong tổng số hơn 3.500 người đến khám nghi nhiễm cúm tại Bệnh viện, số có test nhanh dương tính với cúm A là 1.134 ca (gần 33%) và 34 trường hợp cúm B. Số ca phải nhập viện điều trị là 178. 

Những ai có nguy cơ chuyển nặng khi mắc cúm?

Cúm là bệnh thông thường, 80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. ThS.BS Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai, cho hay một số trường hợp nặng có thể gây biến chứng như co giật, tổn thương gan, thận, phổi, gây tử vong nhanh do suy hô hấp và viêm cơ tim,...

“Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi; người trên 65 tuổi; phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị virus cúm tấn công nhất. Ngoài ra, cần lưu ý những người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, thiếu máu, suy giảm miễn dịch…” – BS Kiên nói.

Không chỉ dễ bị virus cúm tấn công, những người mắc bệnh lý mạn tính, suy giảm miễn dịch, người cao tuổi... cũng dễ chuyển nặng hơn khi mắc cúm. 

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, dù không có quá nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch vì cúm, nhưng thực tế bệnh viện cũng tiếp nhận một số ca cần thở máy, thậm chí tử vong có liên quan đến cúm.

Đơn cử, cách đây ít tuần, viện tiếp nhận bệnh nhân 19 tuổi mắc cúm A, có bội nhiễm vì vi khuẩn tụ cầu vàng sau đó tử vong. Gần nhất, viện cũng điều trị cho bệnh nhân 78 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội phải thở máy vì cúm chuyển nặng.

Bệnh nhân có tiền sử suy tim, viêm phổi. Hồi giữa tháng 7, bệnh nhân có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cúm như nóng sốt, mệt mỏi, ăn ngủ kém.

Gia đình đưa bệnh nhân vào bệnh viện huyện khám rồi chuyển lên Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Tại đây bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phổi ARDS do cúm.

Một ngày sau, bệnh nhân diễn biến nặng, khó thở, chuyển Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 vào nửa đêm 14/7, phải điều trị thở máy.

Trẻ 8 tuổi hôn mê sâu do mắc cúm B

Trẻ 8 tuổi hôn mê sâu do mắc cúm B

Sau cấp cứu, nhịp tim của trẻ không đều, hôn mê sâu, tiên lượng bệnh rất nặng, gia đình xin đưa bé về nhà, không tiếp tục điều trị.