Nữ KOL ở Ả Rập_ti so ma cao
Tài khoản Instagram của cô gái xinh đẹp Tara Fares có khoảng 245 bài đăng và 2,ữKOLởẢRậti so ma cao7 triệu người theo dõi. Mỗi tấm ảnh có hàng nghìn cho đến hàng triệu lượt like hoặc bình luận biến Tara Fares trở thành một KOL (key opinion leader) có ảnh hưởng lớn ở Iraq.
Vào tháng 6, Tara đăng tải ảnh chụp bản thân đang tựa vào chiếc Porsche màu trắng mui trần trong ánh chiều tà với dòng caption "Họ không muốn bạn thành công đâu".
Một tấm ảnh với nhân vật xinh đẹp và bối cảnh xa hoa có thể được chụp và đăng tải ở bất cứ đâu. Như Los Angeles chẳng hạn, trên đường phố ta có thể thấy các cô gái trẻ chụp ảnh bên chiếc mui trần sau đó đăng lên Instagram hầu như mỗi ngày.
Tuy nhiên, Fares lại chụp tấm ảnh này ở Baghdad. 3 tháng sau, cô nằm đó trên nền đất lạnh với 3 phát bắn, ngay trong chiếc mui trần màu trắng cũng một buổi chiều tà như thế.
Xinh đẹp, nổi tiếng và ám ảnh cái chết
Tara Fares không phải là trường hợp đầu tiên cũng như cuối cùng. Thực tế, giới chức Iraq thống kê được một danh sách những nạn nhân bị sát hại vì trở thành KOL nổi tiếng trong đó có Hoa hậu Iraq 2017 và hai nữ chủ nhân salon sắc đẹp bị sát hại tại nhà.
Hiện tại, những kẻ sát nhân đứng sau vụ việc vẫn chưa được tìm thấy. Giới chức Iraq chỉ mới điều tra được động cơ của thủ phạm. Đối tượng của chúng là những cá nhân nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook hoặc Instagram. Nói một cách khác, kẻ sát nhân nhắm đến những KOL mà chúng cho rằng có hành vi "học đòi các nước phương Tây".
Lướt mắt nhìn qua trang Instagram của Tara Fares cũng như những nạn nhân khác, tất cả đều có chung một khuôn mẫu thẩm mỹ nhất định. Chẳng hạn, ảnh chụp trang điểm với tông đậm, selfie với gương, ảnh chụp cảnh mua sắm ăn uống sang chảnh, tất cả hàng triệu phụ nữ ngoài kia đều thực hiện tương tự.
Từ đó, trang cá nhân của họ biến thành công cụ kiếm lời. Những bộ trang phục, từng lớp trang điểm mà Tara Fares vận vào người nhìn có vẻ thông dụng đối với hầu hết phụ nữ xinh đẹp trên thế giới. Nhưng, tại Iraq, chúng là một thứ hàng xa xỉ đối với nữ nhân nơi đây. Phụ nữ Iraq chỉ được phép ăn vận đẹp đẽ khi tham dự tiệc cưới hay các buổi tiệc long trọng.
4 ngày sau cái chết của Fares, Shimaa Qasim bắt đầu một ngày của mình bằng việc check trang Instagram cá nhân. Cũng giống như nạn nhân, Shimaa là cựu hoa hậu Iraq, có hàng triệu lượt theo dõi. Ngày hôm ấy, Shimaa Qasim nhận được một tin nhắn bất thường, có người đe dọa sẽ giết chết cô.
"Mọi người ra đây mà xem, phụ nữ nổi tiếng đang bị người ta giết chóc như mổ gà. Tara là nạn nhân đầu tiên", Shimaa Qasim chia sẻ trong lúc trực tiếp trên Instagram, ngay sau khi nhận được lời đe dọa.
Đến nay, Qasim đã an toàn, cô chuyển đến sống tại Jordan, giáp ranh với biên giới phía Tây Iraq. Hiện số người chạy từ Iraq sang đất nước này chiếm khoảng 4% dân số.
Qasim xin vào làm việc cho một kênh truyền hình tại thủ đô Amman, tránh xa bàn tay hắc ám của những sát nhân cực đoan Iraq. Tuy nhiên, Qasim Shimaa vẫn lo lắng cho tính mạng của gia đình cô hiện vẫn sinh sống tại Iraq. Trả lời The Verge, vị quản lý của Qasim cho hay nếu không chuyển đi sớm, cô gái có thể đã bị giết chết.
Làn sóng văn minh từ các nước phương Tây tràn qua khu vực Trung Đông. Sự hào nhoáng, hoa lệ của các thành phố Ả rập như Amman, Erbil, Baghdad tạo cho người Mỹ cái ảo tưởng về sự giao thoa, hào phóng văn hóa. Tuy nhiên, thể chế chính trị tại khu vực Trung Đông hoàn toàn phụ thuộc vào địa chính trị, một hành động bình thường ở nơi này cũng có thể bị xử tử ở nơi khác.
Cuộc sống của Fares và Qasim cũng như nhiều người phụ nữ khác tại Iraq không phải lúc nào cũng "đầy sắc hồng" như trên Instagram. Tuổi thơ của họ ngập ngụa mùi thuốc súng và che lấp bởi bom đạn.
Khi Mỹ đưa quân vào Iraq, Fares chỉ mới được 7 tuổi, tất cả bạn bè của cô lúc ấy đều đã bỏ mạng bởi bệnh tật và chiến tranh. Instagram như một cánh cửa giúp những KOL như Fares và Qasim cũng như những người theo dõi tạm thời trốn tránh khỏi thực tại tàn khốc. Từng bước xóa dần nỗi đau mất mát mà họ đã phải trải qua.
"Sau khi Mỹ đưa quân vào Iraq, nhiều hành động khai phóng được nhìn với anh mắt thiện cảm hơn. Fares và Qasim vì thế trở nên nổi tiếng nhanh chóng", Taha Riyadh, phóng viên thường trực tại Baghdad cho hay.
Tuy nhiên, Taha lo lắng những thế lực dân quân tôn giáo từ nhiều tổ chức cực đoan khác nhau. Họ có thể cực lực lên án và sẵn sàng trừng phạt những gì mà họ cho rằng "hành vi ăn theo phương Tây". Người trẻ mong muốn được sinh sống ở những nhà nước Hồi giáo tự do như Jordan hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Vì thế, ngày càng có nhiều nghệ sĩ, người mẫu, stylist... bỏ trốn khỏi Baghdad.
"Tôi cảm thấy đáng tiếc cho người dân của mình. Họ đến phải giết sạch người đẹp tại Iraq mất thôi", Ithar Abed, nhà hoạt động xã hội tại các quốc gia Ả Rập phát biểu trong lễ tang của Fares.
Gọng kìm của chính phủ các nước Ả Rập
Nghề KOL đem đến cho chủ sở hữu các Instagram những nguồn lợi hàng triệu USD cùng với nhiều hợp đồng béo bở từ các nhãn hàng danh tiếng.
Tuy nhiên, chính quyền các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cho rằng đây là một loại hình kinh doanh bất hợp pháp, cần phải trưng thu thuế. Vào tháng ba năm nay, một bộ luật liên quan đến việc quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội được thông qua. Những KOL tại UAE phải trả khoản tiền 4.000 USD để được phép đăng tải các bài viết quảng cáo lên Instagram.
"Bộ luật làm nhiều KOL nản lòng, việc đăng bài lên trang cá nhân của chúng tôi phải trả phí", Tala Samman, một KOL thời trang và nghệ sĩ DJ sống tại Dubai nói. Tala chia sẻ lúc đầu cô mở blog chỉ vì sở thích. Blog của cô có nội dung chủ yếu về du lịch và giao thông và ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ, Instagram của Tala hiện có khoảng 121.000 lượt theo dõi.
Hiện tại, Tala Samman là KOL của Chevrolet cũng như nhiều hãng bán lẻ khác tại Dubai.
Nhìn ở một khía cạnh khác, sự kềm kẹp của chính phủ UAE tạo đà cho lĩnh vực kinh doanh này phát triển một cách hệ thống. Những người sử dụng Instagram theo sở thích nhưng vô tình thu hút một lượng follow lớn bắt đầu lập kế hoạch nghiêm túc. Họ tìm kiếm những nhà tài trợ và thành lập công ty để hỗ trợ vấn đề pháp lý. Sau khi trả đủ "thuế KOL", Samman được phép đăng bài và chạy quảng cáo trên mọi nền tảng xã hội.
"Tôi có thể hiểu rằng động thái này còn giúp loại bỏ một số người không thực sự nghiêm túc trong lĩnh vực này. Sau khi UAE thực hiện chính sách trên, công việc làm ăn của tôi tiến triển hơn", Samman trả lời. Tuy nhiên, cô lo ngại mức thuế như vậy khá cao cho người mới bắt đầu và sẽ làm họ dễ nản chí, một thế hệ KOL trong tương lai rất khó có cơ hội phát triển.
Là một DJ nhưng Instagram của Samman hiếm khi nào có hình ảnh của chất cồn. Cô giải thích rằng dù là ở một thành phố hiện đại như Dubai nhưng đây vẫn là Trung Đông và việc tôn trọng văn hóa là cần thiết. Tuy nhiên, Samman không hề ngại ngùng khi đăng tải những hình ảnh khoe thân nóng bỏng.
"Kể cả lúc nhãn hàng yêu cầu chụp ảnh với ly cocktail hay rượu bia tôi đều từ chối. Nguyên nhân là vì đa số các quốc gia Ả Rập đều cấm rượu bia", Samman nói.
Ngoại trừ việc ấy, Instagram của Tala Samman đăng tải nhiều hình ảnh đỉnh cao của giới KOL. Chẳng hạn, bức ảnh phóng chiếc xế hộp xịn xò ngắm bình minh trên sa mạc, hôn cá heo ở Atlantis Resort vốn xây dựng trên một bán đảo nhân tạo. Chụp ảnh làm mẫu cho các nhãn hiệu thời trang lớn ở những tòa cao ốc chọc trời của Dubai.
Nỗi ám ảnh chết chóc vẫn đeo bám
Cái chết của Tara Fares vẫn lẩn khuất trong tâm trí của phụ nữ Ả Rập. Qasim không dám trở về Baghdad thăm lại gia đình. Khi ở Jordan, đất nước Ả Rập có tình trạng an ninh ổn định và tỷ lệ bạo lực thấp nhất, Qasim vẫn bày tỏ nỗi bất an. Cô xem việc rời bỏ quê hương là phương án tốt nhất để không trở nên giống như Fares.
Tara Fares và Qasim chỉ là một trong số ít những phụ nữ thoát khỏi cảnh bạo hành ở đất nước Iraq. Năm 2007, khoảng 133 phụ nữ bị sát hại tại thành phố Basra, Iraq chỉ vì cố gắng thay đổi những giá trị truyền thống. Trước khi ra tay, những tên sát nhân đã vẽ lên khắp các bức tường trong thành phố một thông điệp đẫm máu:"Trang điểm và gỡ bỏ khăn trùm đầu là nguyên nhân các người phải chết".
Riyadh, một phóng viên trẻ ở Baghdad bày tỏ rằng cái chết của Tara Fares trong xã hội độc hại này thật sự không đáng ngạc nhiên. Câu chuyện về số phận của những người phụ nữ sau khi dám phá bỏ tục lệ cũ thường không nhận được chú ý của giới truyền thông quốc tế.
"Mọi cô gái dám đứng lên chống lại đều nhận phải cái chết", Riyadh cay đắng.
Theo Zing