Phở, dàn nhạc và Taylor Swift_kết quả bóng đá ý hôm qua

Mấy năm trước,ởdànnhạcvàkết quả bóng đá ý hôm qua trong chuyến đi đến thị trấn Wernigerode ở Đức, chúng tôi có cơ hội được dự một buổi hoà nhạc của dàn nhạc giao hưởng của thị trấn, dàn nhạc Philharmonischen Kammerorchester Wernigerode.

Buổi diễn được tổ chức ngay trong lâu đài Wernigerode, các nhạc công không chỉ là người Đức mà còn có các nhạc công quốc tế, trong đó có cả người châu Á. Kể cả ở một quốc gia châu Âu giàu có, việc duy trì một dàn nhạc như vậy chắc chắn không phải là thứ dễ dàng nên tôi rất tò mò họ làm thế nào để có thể duy trì hoạt động của một dàn nhạc giao hưởng tiêu chuẩn như vậy, ở trình độ cao và có thể trả lương cho cả các nhạc công nước ngoài tham gia dàn nhạc.

Là một thị trấn vốn thuộc Đông Đức, khi nước Đức thống nhất, dàn nhạc Wernigerode gặp khó khăn khi nguồn tài trợ của chính phủ cũng biến mất theo, dàn nhạc được thành lập từ năm 1949 và nhiều năm hoạt động nhờ vào ngân sách Chính phủ. Cùng với việc thành lập Hiệp hội bảo trợ, thu nhỏ quy mô, tiết giảm ngân sách và chuyển sang hoạt động theo mô hình tư nhân, dàn nhạc đã duy trì và sau đó, mở rộng quy mô, phát triển như ngày nay với không chỉ các buổi biểu diễn ở thị trấn mà còn là các chương trình nhỏ, các hoạt động truyền bá âm nhạc…

Để duy trì hoạt động, dàn nhạc không chỉ nhờ vào nhu cầu thưởng thức âm nhạc cổ điển của người dân thị trấn mà tất nhiên cần có sự hỗ trợ của Chính phủ. 

berlin petrenko.jpg
Dàn nhạc danh tiếng Berliner Philharmoniker. 

Theo Hiệp hội dàn nhạc Đức, có 129 dàn nhạc như vậy nhận được tài trợ công trên toàn quốc, với khoảng 10.000 thành viên, trong số đó có cả những dàn nhạc danh tiếng thế giới như Berliner Philharmoniker, dàn nhạc Dresden hay dàn nhạc Leipzig. Năm 2019, trong số hơn 10 tỷ euro Chính phủ Đức hỗ trợ các tổ chức văn hóa, có hơn 3 tỷ euro riêng cho âm nhạc và sân khấu nhạc kịch, trong đó gần 50% số tiền tài trợ công được chính quyền địa phương chi trả. 

Tuy nhiên, khoản tiền tài trợ Chính phủ không đương nhiên được cấp cho dàn nhạc, nó là một phần trong ngân sách hằng năm với tỷ lệ nhất định do dàn nhạc thu xếp từ khu vực tư nhân, trong đó bao gồm tiền bán vé, tiền cung cấp các dịch vụ và tiền từ bảo trợ địa phương. Những người quản lý dàn nhạc sẽ phải nỗ lực để tìm kiếm được khoản ngân sách từ khu vực tư để đảm bảo nhận được phần tài trợ từ khu vực công. Và nhờ vậy họ trở nên linh hoạt và hiệu quả, chi phí từ nguồn tài trợ được chính phủ trả cho các nhu cầu thực chất của công chúng.

Như trường hợp của dàn nhạc Wernigerode, hàng trăm công dân, gia đình và các nhà kinh doanh ở thị trấn và trong hạt Harz là các nhà bảo trợ thường xuyên của dàn nhạc và họ cũng là những khán giả thường xuyên của dàn nhạc. 

taylor.jpg
Ca sĩ Mỹ Taylor Swift. Ảnh: Reuters

Mới đây Singapore trở nên sôi động bởi các buổi biểu diễn của ca sĩ Mỹ Taylor Swift, hàng trăm nghìn người từ các nước châu Á đổ đến đây để dự các buổi biểu diễn trong tour diễn toàn cầu Erascủa cô, không có quốc gia châu Á nào khác nằm trong danh sách các điểm đến của Taylor Swift, sau khi công ty biểu diễn của cô nhận được tài trợ từ ngân sách Chính phủ Singapore thông qua cơ quan du lịch Singapore.

Không chỉ là hình ảnh Singapore mà Chính phủ Singapore cũng sẽ thu được lại khoản chi này từ phần thuế của các dịch vụ du lịch, khách sạn… phục vụ du khách châu Á đến Singapore dự các buổi diễn. 

Đây không phải lần đầu tiên chính quyền Singapore làm như vậy. Để tổ chức giải đua xe Công thức một Formula 1 ở Singapore, Chính phủ Singapore, thông qua sự hợp tác của Hội đồng Du lịch Singapore (STB) với công ty của tỷ phú Ong Beng Seng, cũng tài trợ cho các nhà tổ chức sự kiện thường niên thu hút hàng trăm nghìn người xem này. Theo đó, công ty tổ chức sẽ được đảm bảo về một mức lãi tối thiểu nhất định còn chính quyền thì sẽ được lợi, từ khoản tăng thu thuế từ các khách du lịch, giá khách sạn và dịch vụ đương nhiên tăng cao trong tuần lễ diễn ra sự kiện.

Tài trợ cho thể thao và văn hoá không phải là thứ xa lạ với các chính phủ trên thế giới nhưng các khoản tài trợ luôn gắn với những mục tiêu rõ ràng có thể đong đếm được. Ví dụ như lợi ích của người dân trong thị trấn Wernigerode được thưởng thức âm nhạc cổ điển và duy trì một dàn nhạc của địa phương hay với số lượng khách du lịch từ các quốc gia khác sẽ đến Singapore để xem Taylor Swift và F1 mang lại khoản phụ trội thuế thêm từ việc tăng giá phòng khách sạn và chi tiêu của khách du lịch.

Từ những ví dụ trên thế giới như vậy, để quay lại xem việc chúng ta tài trợ tiền làm phim, rồi thỉnh thoảng có được một bộ phim được một ít người xem, thu lại được một phần chi phí tài trợ của Nhà nước như trường hợp phim Đào, Phở và Pianocủa đạo diễn Phi Tiến Sơn gần đây quả là đáng để suy nghĩ.  

334953564 555188996425444 2 368.jpg
Cảnh trong phim 'Đào, Phở và Piano'.

Nếu chúng ta chi tiền ngân sách để làm phim mà phim ấy người dân không có nhu cầu xem hoặc không thể xem thì mục tiêu của khoản chi tiêu ngân sách ấy là gì? Và liệu có quá lời khi nói đó là khoản chi tiêu hào phóng một cách quá đáng khi ngân sách vốn không hề dư dả?

Rõ ràng người dân có những nhu cầu cụ thể về văn hoá, như nhu cầu xem phim, nhu cầu thưởng thức âm nhạc… và trong rất nhiều trường hợp những nhu cầu ấy chỉ có thể đáp ứng được hoặc đáp ứng tốt hơn nếu có thêm sự hỗ trợ từ ngân sách.

Đã đến lúc chúng ta cần có bài toán và cơ chế rõ ràng để các khoản chi hỗ trợ từ ngân sách sẽ có tác dụng rõ ràng, ví dụ bằng các ràng buộc về hiệu quả. Tài trợ ngân sách cho điện ảnh chỉ nên dành cho những bộ phim có khả năng tiếp cận đến người xem hoặc phục vụ nhu cầu giải trí cụ thể của người dân, tài trợ cho âm nhạc thính phòng nên đi kèm với yêu cầu về việc đưa khoản tài trợ đó đến công chúng qua hiệu quả của hoạt động, số lượng khán giả.

Nếu không có những tiêu chí hay yêu cầu rõ ràng như vậy, e là những khoản chi tuy ít ỏi nhưng quá hào phóng do không gắn với các yêu cầu cụ thể về hiệu quả, sẽ chẳng mang lại mấy kết quả, không chỉ lâu dài mà kết quả ngắn hạn cũng dường như không hiện thực.

Một trích đoạn trong phim (Nguồn: Doãn Quốc Đam):

Nữ chính 'Đào, phở và piano': Tôi rất sợ khi diễn cảnh ôm bom lao vào xe tăng"Lúc đầu tôi không dám bước lên để thực hiện cảnh ôm bom 3 càng lao vào xe tăng, mọi người cứ giục nên tôi thử 1 lần và sợ luôn", Cao Thùy Linh chia sẻ.