Mặt tối nơi công sở Nhật Bản: Làm 80 tiếng/tuần, bị ép nghỉ việc khi mang thai_bảng xếp hạng vilich 2023
Yuko,ặttốinơicôngsởNhậtBảnLàmtiếngtuầnbịépnghỉviệbảng xếp hạng vilich 2023 25 tuổi đang làm việc cho một trong những công ty lớn nhất Nhật Bản |
Yuko ngồi mệt mỏi trong một quán rượu ở quận Kanda, Tokyo. 25 tuổi, cô đang là kế toán cho một trong những nhà giao dịch lớn nhất Nhật Bản.
Mỗi tuần, Yuko thường tới đây vài lần cùng với các đồng nghiệp. Phía sau cô là nhiều công chức đang ngồi ở quầy bar. Tuyến phố này là nơi đóng đô của rất nhiều doanh nghiệp huyền thoại nhất Nhật Bản. Họ trả lương cao cho nhân viên, ký hợp đồng vĩnh viễn cùng với các phúc lợi hào phóng khác. Nhưng đổi lại, những người làm công ăn lương như Yuko phải làm việc như con thiêu thân. Những quán rượu đêm chính là nơi để họ giải trí sau giờ làm.
Càng ngày những phụ nữ như Yuko càng phổ biến giữa đám đàn ông mặc vest đen. Họ là những nữ công chức trẻ có tham vọng rằng họ sẽ là thế hệ đầu tiên có được cả 2 thứ: sự nghiệp thành công và gia đình vẹn toàn.
Ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản chọn đi làm thay vì chỉ ở nhà nội trợ. Con số này được ước tính là khoảng 70% - tăng một chút kể từ năm 2000. Đó cũng là kết quả của việc thay đổi định kiến, nhu cầu về thu nhập và nỗ lực của chính phủ trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động. Tuy nhiên, định kiến về giới vẫn ăn sâu trong xã hội Nhật Bản.
Yuko bắt đầu ngày mới vào lúc 6 giờ 30 phút sáng trong khu nhà ở dành riêng cho những phụ nữ độc thân của công ty. ‘Tất cả chúng tôi đều có căn hộ riêng rất đẹp và rẻ. Đó là một phúc lợi tốt’ - cô nói. Sau đó, họ ăn sáng trong phòng ăn chung, rồi bắt chuyến tàu mất hàng giờ đồng hồ để tới văn phòng.
Yuko làm việc đến 8 giờ tối thì nghỉ. Sau khi tan làm, cô thường đi chơi với các đồng nghiệp, có thể là tới nửa đêm mới ngủ. Dù vậy, cô không than phiền. Cô vẫn còn trẻ và tràn đầy năng lượng. Và bởi vì một số quản lý nam cho rằng phụ nữ có khả năng chịu áp lực và năng suất làm việc kém hơn nên cô phải cố gắng theo kịp mọi người trong tất cả các lĩnh vực.
Sau những giờ làm dài đằng đẵng là thời gian rượu chè ở những quán bar cho tới nửa đêm |
80 giờ làm việc mỗi tuần là thời gian làm việc phổ biến ở đất nước này. ‘Karoshi’ là khái niệm được sử dụng để miêu tả cái chết do làm việc quá sức.
Số liệu vào năm 2017 cho biết có 190 người Nhật Bản chết do làm việc quá sức, hoặc tự tử vì những giờ làm việc mệt mỏi.
Nỗ lực nhằm xây dựng lại đất nước sau chiến tranh cùng với tinh thần luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân đã tạo nên một nền văn hoá khắc nghiệt, trong đó người lao động phải phải ngủ ít hơn, làm việc nhiều hơn và tỷ lệ người tử vong do làm việc quá sức nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Nhà kinh tế học Naohiro Yashiro nhận xét, hiện tại phụ nữ Nhật Bản đã tham gia lực lượng lao động nhiều hơn. Họ đang bị đặt vào một thế khó, đó là chọn lựa giữa sự nghiệp và gia đình.
Thực tế là khoảng ¾ phụ nữ độc thân làm ở cấp quản lý cho rằng sự thành công trong sự nghiệp sẽ làm họ khó tìm chồng hơn, theo một khảo sát được công bố vào năm 2018 bởi Hiệp hội Các nhà hoạch định tài chính Nhật Bản.
Văn hoá 'giao tiếp' sau giờ làm khiến những phụ nữ có gia đình khó trụ nổi ở môi trường công sở |
Yuko cũng có bạn trai. Cô muốn anh trở thành chồng mình, nhưng hiện anh ta đang làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm. Bạn trai cũng làm cùng công ty với Yuko và cô cũng phải sang nước ngoài làm việc một khoảng thời gian tương tự như bạn trai. Đó cũng chính là thời điểm mà cô muốn lập gia đình.
Trước đây, công ty của cô có chính sách cho phép vợ chồng cùng làm việc ở nước ngoài, nhưng chính sách này áp dụng với nữ trợ lý kết hôn với nam quản lý. Yuko đang cố gắng thuyết phục ‘sếp’ của mình thực hiện lại chính sách này, đồng thời mở rộng chính sách với đối tượng nữ quản lý. Cô lập luận rằng, nếu không thực hiện chính sách này công ty sẽ có nguy cơ mất đi những lao động toàn thời gian có năng lực như cô. Nhưng cho đến giờ, vẫn chẳng có gì thay đổi.
Có những doanh nghiệp gây áp lực để phụ nữ phải nghỉ việc ngay khi họ có bầu. Một bài viết mới đây của New York Times tiết lộ, thậm chí cả những lao động đang có nhu cầu cao ở Nhật Bản cũng bị ép phải nghỉ việc khi họ trở thành mẹ.
‘Thế hệ già hơn không thực sự hiểu điều gì đã thay đổi và những phụ nữ trẻ muốn gì. Điều đó thực sự làm tôi bực mình’ - Yuko cười gượng để làm dịu đi cảm xúc của mình.
Trước áp lực công việc quá khủng khiếp, nhiều phụ nữ giải quyết vấn đề bằng cách chọn làm bán thời gian. Giải pháp này không giúp họ giữ được công việc một cách chắc chắn, không nhận được các phúc lợi và lương bổng tốt, nhưng nó giúp họ vẫn có thời gian dành cho gia đình.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Nhật Bản, hơn một nửa số phụ nữ đang làm việc theo hình thức bán thời gian.
Nhờ các chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc con cái hơn của Thủ tướng Shinzo Abe, khoảng 2/3 phụ nữ trẻ đang đi làm cho biết họ muốn tiếp tục đi làm trở lại sau khi có con – tăng 11% so với năm 2014.
Mới đây, hơn 25.000 phụ nữ đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu bỏ quy định phụ nữ phải đi giày cao gót ở nơi làm việc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Takumi Nemoto đã bác bỏ kiến nghị này và cho rằng quy định đi giày cao gót là ‘cần thiết và phù hợp về mặt văn hoá.
Không chỉ bị đối xử thiếu công bằng ở nơi công sở, khi về nhà, phụ nữ Nhật Bản vẫn bị đè nặng bởi công việc nhà - thứ mà họ phải làm nhiều gấp 6,5 lần ông chồng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thích tuyển nhân viên nam hơn vì họ không phải về sớm để chăm sóc con cái. Nếu một người đàn ông đề nghị được về sớm để chăm em bé, anh ta có thể bị coi là người ‘khó làm việc cùng’.
Một khảo sát mới đây của chính phủ cho biết, 1/3 người lao động Nhật Bản đã trải qua cái gọi là ‘quấy rối quyền lực’ - tức là ‘sử dụng quyền lực để hạ bệ hoặc gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần cho người khác’.
Định nghĩa về ‘quấy rối quyền lực’ bao gồm cả việc xâm phạm quyền riêng tư của nhân viên. Nhưng điều này rất khó tránh khi ranh giới giữa công việc và sự riêng tư đã bị xoá mờ.
Thế hệ trẻ Nhật Bản đang hi vọng vào một sự thay đổi |
Hiroki Tachibana, 28 tuổi là mẫu đàn ông sẵn sàng chia sẻ việc nhà với vợ. Bây giờ, gần như mỗi tối anh đều đi ăn cùng đồng nghiệp, một phần bởi vì khu nhà ở của anh không có phòng ăn. Anh không phiền khi phải thức đêm ở quán rượu, nhưng anh không thích việc ở lại công sở muộn chỉ để trông có vẻ bận rộn.
Tachibana hi vọng mọi thứ sẽ thay đổi.
Nhưng điều gì có thể khiến văn hoá làm việc ở đất nước này thay đổi?
Phải chăng là sự cạnh tranh để giành lấy những nhân sự chất lượng cao từ các doanh nghiệp mới - những nơi mang lại sự cân bằng cuộc sống tốt hơn cho người trẻ Nhật Bản?
Norie Konishi, 30 tuổi đang là nhân viên tư vấn thương hiệu cho Amazon Nhật Bản. Trước đó, cô làm việc cho một công ty về công nghệ của Nhật Bản.
Khi tới Amazon, cô rất ngạc nhiên trước số lượng lớn các nữ quản lý. Chưa kể, ở đây, họ đề cao sự đa dạng về giới tính và sắc tộc. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện giúp mọi người lại gần nhau hơn.
Trong khi đó, chỉ có 5% vị trí quản lý cấp cao là nữ trong các doanh nghiệp Nhật Bản.
Konishi cũng rất thích các chính sách của công ty, ví dụ như cho phép nhân viên tự quyết định giờ làm việc của mình, hoặc làm việc ở nhà. ‘Mọi người coi trọng thời gian riêng tư của mình. Cũng không có những áp lực như sau giờ làm phải ra ngoài uống rượu’.
Yuko - người phụ nữ vừa muốn có con vừa muốn có sự nghiệp thì cho rằng thay đổi đang diễn ra từ từ. ‘Hình ảnh người phụ nữ truyền thống đã ăn sâu vào trong văn hoá, vì thế nó gây ảnh hưởng tới chúng tôi mà chúng tôi không hề nhận ra điều đó’.
Sự thật đằng sau tin đồn geisha Nhật Bản là gái bán dâm
Một số bí mật dưới đây về geisha sẽ giúp bạn có những thông tin chuẩn xác hơn về một nghề nghiệp lâu đời ở đất nước mặt trời mọc.