Đã có lịch sửa chữa 2 tuyến cáp biển APG, AAE_ma cao dự đoán

Là 2 trong 5 tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế,Đãcólịchsửachữatuyếncápbiểma cao dự đoán Asia Pacific Gateway (APG)  và Asia Africa Europe 1 (AAE-1) hiện đang bị gián đoạn dịch vụ.

Chia sẻ với ICTnews chiều nay, 10/6, đại diện Viettel xác nhận, theo thông tin từ đơn vị điều hành các tuyến cáp quang biển, vào các ngày 11/5 và 25/5, hai tuyến APG và AAE-1 đã lần lượt gặp sự cố.

Cụ thể, vào ngày ngày 11/5, đã xảy ra sự cố trên phân đoạn S6 của tuyến cáp biển APG. Vị trí cáp gặp sự cố cách trạm cập bờ TKO tại HongKong, Trung Quốc khoảng từ 352 đến 355 km. Nguyên nhân sự cố đã được xác định là do “lỗi dò nguồn” (Shunt fault) nhưng không gây gián đoạn dịch vụ.

Đơn vị quản lý tuyến cáp đã huy động tàu và bắt đầu tiến hành bảo dưỡng để khắc phục lỗi trên tuyến cáp APG từ ngày 6/6 và dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày mai, 11/6. Trong thời gian sửa chữa, sẽ làm gián đoạn toàn bộ dịch vụ đi và đến HongKong, Trung Quốc của các đối tác thành viên dự án APG. Tuyến APG có sự tham gia đầu tư của 4 nhà mạng Việt Nam là VNPT, Viettel, FPT và CMC.

{keywords}
Sự cố xảy ra ngày 25/5 trên phân đoạn S1H.1 của tuyến cáp AAE-1 dự kiến được sửa từ ngày 22/6 đến ngày 13/7 (Ảnh minh họa: Internet)

Với tuyến cáp biển AAE-1, theo các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam, sự cố xảy ra ngày 25/5 trên đôi sợi FP10 của phân đoạn S1H.1, cách trạm cập bờ Cape D’Aguilar, HongKong, Trung Quốc khoảng 2.072 km hướng về phía trạm cập bờ Vũng Tàu, Việt Nam.

Nguyên nhân sự cố xảy ra là do đứt sợi, gây gián đoạn một phần dịch vụ đi HongKong trên đôi sợi FP10.

Kế hoạch khắc phục sự cố xảy ra ngày 25/5 trên phân đoạn S1H.1 của tuyến cáp quang biển quốc tế AAE-1 cũng vừa được thông báo tới các ISP tại Việt Nam, dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 22/6 và hoàn thành vào ngày 13/7.

Việc các sự cố cáp biển xảy ra cùng lúc trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến dung lượng kết nối quốc tế của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Đây là sự cố ảnh hưởng chung đến tất cả các nhà mạng, nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đại diện Viettel, mức độ ảnh hưởng của nhà mạng này là thấp nhất do trước khi xảy ra sự cố cáp biển, Viettel đã chủ động quy hoạch, định tuyến, phân bổ, bổ sung dung lượng bao gồm cả dung lượng dự phòng trên các tuyến cáp kết nối đi quốc tế để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Khi xảy ra sự cố, Viettel đã lập tức thực hiện phương án định tuyến, tối ưu, bổ sung dung lượng trên các tuyến cáp biển khác gồm: TGN-IA hướng đi HongKong và Singapore; APG hướng đi Singapore; AAE-1 hướng đi Pháp cũng như chuẩn bị sẵn tài nguyên cáp đất liền kết nối đi quốc tế để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

“Viettel đang tiếp tục phối hợp làm việc với Ban quản trị, vận hành các tuyến cáp biển APG, AAE-1 và nhà thầu NEC để có thông tin cập nhật liên tục về kế hoạch sửa chữa các sự cố trên. Trong trường hợp gặp khó khăn khi truy cập, khách hàng liên hệ với Viettel qua tổng đài 18008119 để được tìm hiểu nguyên nhân chính xác và hỗ trợ nhanh nhất”, đại diện Viettel cho hay.

Trước đó, trao đổi với ICTnews, các nhà mạng khác đều cho biết đã tiến hành cân tải, chuyển hướng kết nối sang các tuyến cáp biển khác cũng như một số tuyến cáp đất liền để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng.

Cụ thể, CMC Telecom đã tăng dung lượng qua hướng cáp xuyên Đông Nam Á (A-Grid), kết nối Internet từ Việt Nam qua các quốc gia Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.

VNPT đã chủ động điều hướng, cân tải các hướng cáp khác đang hoạt động ổn định như CSC, AAG, IA, SMW3... Bên cạnh đó, VNPT cũng đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị, đối tác liên quan để kiểm tra, khắc phục triệt để những vấn đề kết nối Internet quốc tế. 

Vân Anh

Tuyến cáp biển gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng

Tuyến cáp biển gặp sự cố, Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng

Trong khi tuyến cáp quang AAE-1 đang gặp sự cố, một tuyến cáp biển khác là APG thực hiện kế hoạch bảo dưỡng từ ngày 5/6 đến hết 10/6. Điều này gây ảnh hưởng nhất định đến kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.