Tự hào những dòng ký ức_kết quả perth sc

Ngày 29-11-1986,ựhàonhữngdòngkýứkết quả perth sc 39 trên tổng số 40 cán bộ, chiến sĩ của Đại đội 13, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 696, Sư đoàn 5 đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ trên đất bạn Campuchia. 30 năm đã trôi qua, nhưng sự hy sinh cao cả của 39 người anh hùng vẫn để lại niềm tiếc thương vô hạn cho những người đang sống.

Thân nhân các liệt sĩ dâng hoa tại buổi lễ tưởng niệm 30 năm ngày hy sinh của 39 liệt sĩ được tổ chức tại xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên Ảnh: L.A

Hôm nay (29-11), đúng 30 năm ngày giỗ của 39 liệt sĩ Đại đội 13, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 696, Sư đoàn 5. Ông Huỳnh Văn Châu, người chiến sĩ duy nhất sống sót trong trận đánh này không khỏi ngậm ngùi. Đôi mắt của người cựu chiến binh này cứ đau đáu nhìn vào hàng tên của 39 liệt sĩ. Những cái tên Lê Văn Ý, Nguyễn Văn Tâm, Hồ Văn Tuân… cứ hòa theo dòng nước mắt của ông. Quên sao được, khi những đồng chí, đồng đội cùng nếm mật nằm gai giờ đã về với lòng đất mẹ. Chỉ còn riêng ông, may mắn thoát chết, vượt suối quay về tìm lực lượng hỗ trợ để 39 thân thể ấy được trở về bên vòng tay yêu thương của gia đình, người thân. Trong giờ phút thiêng liêng, ông Huỳnh Văn Châu lật lại từng trang ký ức của một ngày định mệnh, bao xót xa lại ùa về. Khó khăn lắm ông mới kể được hết câu chuyện cho chúng tôi nghe.

Ông Châu nhập ngũ ngày 26-2-1986. Lúc ấy, ông như bao nhiêu thanh niên khác đang hừng hực khí thế lên đường với quyết tâm ra đi toàn thắng mới trở về. Thời điểm đó, ông được điều động về huấn luyện tại Tiểu đoàn 54, Lữ đoàn 477 Phú Giáo. Sau 4 tháng đào tạo nơi thao trường, đúng 5 giờ sáng ngày 28-6-1986, ông cùng các cán bộ, chiến sĩ khác lên xe tiến thẳng về cửa khẩu Xamat, tỉnh Tây Ninh. Sau nhiều ngày hành quân trên đất bạn Campuchia, ngày 9-7- 1986, các anh được Đại đội 13, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 696, Sư đoàn 5 ở tỉnh Battamboong (Campuchia) đón nhận. Trong thời gian này, các anh em lo xây dựng căn cứ và thường xuyên tổ chức truy quét địch thuộc khu vực phụ trách.

Cuối tháng 11-1986 nhận được lệnh báo của sư đoàn: Có một sư đoàn Pônpốt đang bị đơn vị Sư đoàn 302 bao khóa chặt nên đang phải dừng chân tại khu vực bên kia suối Long Viên, cách khoảng 4km. Lực lượng của chúng rất đông nên sư đoàn yêu cầu Trung đoàn 696 tổ chức phối hợp cùng với Sư đoàn 302 để truy quét địch cấp trung đoàn gồm Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2, riêng Tiểu đoàn 3 sử dụng một đại đội và chọn C13 có nhiệm vụ làm lực lượng hậu trận địa của cấp trung đoàn.

Sáng ngày 28-11-1986 sau khi họp quân chính, Tiểu đoàn 3 nhận nhiệm vụ cử 1 đại đội hỗ trợ tác chiến với nhiệm vụ là bảo vệ hậu trận địa của trung đoàn gồm 52 đồng chí thuộc C13 - D3 - E696 hành quân từ phum Tà Đun đến nơi Trung đoàn 696 (tên gọi khác là E4) đóng quân. Khoảng 11 giờ trưa đơn vị C13 đã đến trung đoàn và lưu lại đây nghỉ ngơi và chờ lệnh xuất phát. Đúng 23 giờ ngày 28-11-1986, đơn vị được lệnh tiếp tục hành quân về hướng D2; đến khoảng 5 giờ sáng ngày 29-11-1986, đơn vị đã đến vị trí được phân công mai phục. Đồng chí Phan Duy Thành, Tiểu đoàn phó quân sự bố trí cho 1 trung đội ở lại bên này suối Long Viên gồm 12 đồng chí cách bờ suối khoảng 800m. Số còn lại 40 đồng chí tiếp tục vượt suối Long Viên. Qua bên kia suối là 1 khu rừng le nhỏ. Từ suối lên khoảng 600m là một trảng ruộng lúa đã thu hoạch rất rộng, ở giữa trảng ruộng này là 1 bờ ruộng cắt ngang kéo dài cao khoảng 40cm hình cánh cung từ Tây Nam sang Đông Bắc. 40 đồng chí được bố trí đội hình vòng cung theo chân bờ ruộng và xa xa hướng trước mặt cách khoảng 1,5km là một khu rừng xanh.

Tại lễ tưởng niệm 30 năm ngày hy sinh của 39 liệt sĩ tại xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên do Ban Liên lạc Hội đồng ngũ 86 Lạc An tổ chức, bên cạnh niềm xót thương vô hạn của đồng chí, đồng đội còn là niềm tự hào của những người thân các liệt sĩ khi các anh đã sẵn sàng chấp nhận hy sinh vì trách nhiệm quốc tế cao cả, làm tròn nhiệm vụ với nước bạn anh em.