Sau khi kích thích cho trẻ nôn,étraibấtngờtímtáisauvàiphútuốngngụmnướckhôngnhãnmátỷ số bóng đá tv gia đình đưa bé đến Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) trong tình trạng nôn, ho nhiều…
Các bác sĩ nhanh chóng xử trí cấp cứu ban đầu, kiểm tra các cận lâm sàng cần thiết. Kết quả nội soi họng cho thấy ít máu đọng thành sau họng, theo dõi viêm phổi hít do ngộ độc uống nhầm hóa chất.
Bác sĩ Trần Thị Cườm, Phó trưởng khoa Nhi, nơi bé trai đang điều trị, ngày 23/8 chia sẻ cơ sở y tế này thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhi ngộ độc do uống nhầm hóa chất như chất tẩy rửa công nghiệp, xăng dầu, thậm chí có trường hợp uống nhầm thuốc trừ sâu.
Nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của cha mẹ để các dung dịch này vào các chai nước suối, chai nước ngọt và thường để ở những nơi dễ thấy. Đây chính là mối nguy hiểm tiềm tàng về ngộ độc hóa chất cho trẻ.
Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. Những hóa chất thuộc nhóm bay hơi như xăng dầu, acetone, thủy ngân... khi uống phải sẽ gây nên tình trạng hít vào phổi gây suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi rất nặng.
Ngoài ra khi uống nhầm hóa chất, trẻ thường đau họng, buồn nôn và nôn, môi lưỡi đỏ hoặc phồng rộp, chảy máu, đau tức thượng vị, đau ở mũi rồi lan ra khắp bụng. Khi đó, trẻ khó thở, thở gấp, mặt mũi tím tái, thở cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, có biểu hiện của suy hô hấp.
Bác sĩ Cườm khuyến cáo các bậc phụ huynh cần để thuốc và hóa chất ngoài tầm với của trẻ; đóng chặt nắp chai, hộp để trẻ không dễ dàng mở được; không để hóa chất trong vỏ chai không nhãn dán để tránh nhầm lẫn. Nếu không may trẻ uống nhầm các loại hóa chất, xăng dầu, chất tẩy rửa, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Mù mắt, nguy cơ sống thực vật sau khi uống cồn với nước lọcCả hai bệnh nhân đều lấy cồn y tế pha nước lọc để uống dẫn tới ngộ độc phải cấp cứu, để lại di chứng nặng nề.