Điều còn mãi 2016: Hòa nhạc đa sắc tôn vinh nghệ thuật đỉnh cao_soi kèo atletico san luis

Như đã thành nếp nghe,ĐiềucònmãiHòanhạcđasắctônvinhnghệthuậtđỉsoi kèo atletico san luis hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi” là một chương trình nghệ thuật có chất lượng được khán giả mong chờ trong mỗi dịp ngày Quốc khánh 2/9 hàng năm.

{keywords}
 Sân khấu sang trọng và tối giản hết mức để làm nổi bật âm nhạc và các nghệ sĩ trình diễn.

 Chương trình năm 2016 này đan xen hài hòa giữa khí nhạc với thanh nhạc cũng là một cách tôn vinh những tác phẩm thanh nhạc, đồng thời là cơ hội để giới thiệu những tác phẩm khí nhạc chọn lọc của tác giả trong nước. Bức tranh giao hưởng thính phòng Việt Nam được giới thiệu một cách khái quát qua tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc 3 thời kỳ khác nhau.

Tác phẩm giao hưởng “Chào mừng” viết cho đàn bầu solo cùng dàn nhạc nổi tiếng quen thuộc của GS. Trọng Bằng thể hiện lối tư duy âm nhạc của các nhạc sĩ thế hệ đầu của nền âm nhạc cách mạng luôn thiên về sự chuẩn mực và cân phương theo lối tư duy âm nhạc cổ điển.

Trong khi đó, dù cũng đầy chất học thuật lại đậm chất dân gian khi khai thác những bài dân ca nổi tiếng ở mỗi vùng khác nhau như “Mưa rơi” dân ca Xê - Đăng, “Trống cơm” cùng âm hưởng dân ca quan họ… Tác phẩm “Bốn bức tranh” của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc tạo cảm giác đầy hứng thú cho người nghe. Chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng đã ghi một dấu son trong lịch sử dân tộc đã được Trần Mạnh Hùng khai thác vào trong tác phẩm “Bạch Đằng Giang”.

{keywords}
Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Việt Nam góp không nhỏ vào thành công của chương trình.

Thay vì nếp cũ thường dễ gặp mô-típ hào hùng, hoành tráng, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ tràn ngập tác phẩm ở dạng đề tài này thì dẫu vẫn có những khoảng khắc hoành tráng nhưng có cảm nhận tác giả đi sâu vào những suy tư nội tâm về sự kiện lịch sử này nhiều hơn. Từ góc nhìn cá nhân về một chiến công lớn trong quá khứ đã tạo được sự tinh tế cho tác phẩm. Phú Quang đúng là một nhạc sĩ sinh ra để sáng tác ca khúc trữ tình.

Điều này đã thể hiện ngay trong chính tác phẩm khí nhạc ông viết cách nay vài thập kỷ mang tên “Tình yêu của biển” viết cho flute cùng dàn nhạc giao hưởng. Có một thú vị là những giai điệu trong “Tình yêu của biển” đã trở nên quen thuộc khi nó được giới thiệu nhiều lần trên Đài Tiếng nói VN, nhiều khi tác phẩm được cắt từng phần nhỏ để làm nhạc nền minh họa của đài nhưng có lẽ, phải tới chương trình nhiều người mới biết nó là sáng tác của Phú Quang. Vừa đắm mình trong không gian âm nhạc, tôi vừa mường tượng giá như có nhiều cơ hội để “Bốn bức tranh”, “Bạch Đằng Giang”, “Tình yêu của biển”… đến với công chúng, nhất là giới trẻ thì hay biết mấy.

{keywords}
Ca sĩ Thành Lê và Lê Anh Dũng

Đương nhiên lối hát bel canto (hát đẹp) trong nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp đã được các ca sĩ phát huy trong chương trình hòa nhạc. Nếu cảm nhận nhỏ hơn nữa có thể thấy có 3 màu giọng khác nhau và vì thế chế độ âm thanh cho mỗi màu cũng có những khác biệt nhất định. Trong khi, Thành Lê và Lê Anh Dũng cùng xuất hiện với những ca từ tràn đầy tình yêu đôi lứa trong “Tình ca Tây Bắc” (Bùi Đức Hạnh), với lối hát thính phòng pha màu sắc pop tạo cảm giác gần gũi với người nghe.

Vẫn lối hát này được hai nghệ sĩ tiếp tục thể hiện trong phần đơn ca xuất hiện sau đó. Lê Anh Dũng vừa tình cảm, vừa hào sảng trong “Chào sông Mã anh hùng”. Nếu như Lê Anh Dũng, Thành Lê có vẻ đang pop hóa thính phòng thì Tùng Dương lại cho khán giả cảm nhận xu hướng ngược lại, thính phòng hóa nhạc nhẹ khi thể hiện ca khúc “Người là niềm tin tất thắng” (Chu Minh). Đương nhiên phần trình diễn của Tùng Dương tạo được ấn tượng với khán giả, nhất là khi anh thể hiện “Hồ trên núi” (Phó Đức Phương) đầy hào sảng.

{keywords}
Ca sĩ Tùng Dương

 

Trong khi NSƯT Đăng Dương vẫn giữ được phong độ và chuẩn mực của một giọng hát thính phòng khi thể hiện “Dáng đứng Việt Nam” (Nguyễn Chí Vũ) thì NSƯT Hồng Vy có lẽ là người thiệt thòi nhất khi phần trình bày của chị với ca khúc “Cảm xúc tháng Mười” (Nguyễn Thành – Tạ Hữu Yên) có hơi chút vấn đề về âm thanh hơi nhỏ so với các ca sĩ khác khiến cho không ít khán giả cảm thấy khó nghe khi phần dàn nhạc có vẻ như lấn át giọng hát. Nhưng cũng vì điều chừng như sự cố nhẹ này đã lại khiến cho phần trình diễn của Hồng Vy đậm tính thính phòng hơn, khi mà toàn bộ khán giả phải rất tập trung mới có thể thưởng thức và cảm nhận được đầy đủ.

{keywords}
Ca sĩ Hồng Vy

 Yếu tố dân tộc là sợi dây xuyên suốt toàn bộ chương trình. Nó không chỉ nằm trong nội dung mà còn trong màu sắc, chất liệu âm nhạc của từng tác phẩm. Từ những tác phẩm có quy mô lớn viết cho dàn nhạc cho tới ca khúc, hầu như chất liệu âm nhạc dân gian luôn tràn ngập. Đây là một thủ pháp hết sức quen thuộc và có từ lâu đời trong lịch sử âm nhạc thế giới. Ngoài ra nó còn hết sức hữu ích cho công chúng Việt, vốn phần nhiều trong số đó không hẳn là khán giả của dòng nhạc giao hưởng thính phòng đó là đã tạo được cảm giác gần gũi, dễ tiếp cận, dễ hình dung ra tinh thần của tác phẩm.

Một chương trình được tổ chức trong dịp lễ trọng đại của dân tộc, một danh sách những tác phẩm ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, với Lãnh tụ cũng như tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm… Còn gì bằng khi trong không khí ngày Quốc khánh 2/9 lại ngồi tại Nhà hát lớn Hà Nội, một chứng tích lịch sử quan trọng, để lắng nghe những giai điệu về truyền thống yêu nước trải dài ở khắp các địa phương trên cả nước để rồi kết thúc bằng bản hoan ca “Đất nước trọn niềm vui” (Hoàng Hà).

{keywords}
Ca sĩ Đăng Dương

 Có một điều tôi cho rằng đặc biệt thú vị, nó thể hiện quan điểm của nhạc sĩ phụ trách âm nhạc của chương trình là dù tính chất anh hùng ca trong những tác phẩm giao hưởng, trong những bản chính ca đã được tôn vinh với âm lượng vừa đủ, trong khi đó tính chất trữ tình cũng được đề cao cùng sự tinh tế trong cách phối khí ca khúc. Từ đây có thể mường tượng ra khuynh hướng đời sống hóa âm nhạc giao hưởng thính phòng.

Khác biệt so với khuynh hướng giao hưởng hóa nhạc đại chúng nhằm nâng cao và tôn vinh những tác phẩm, giọng ca đã được đời sống âm nhạc đại chúng ghi nhận trong chính “Điều còn mãi” thời gian trước đây. Điều này đồng nghĩa, có thể “Điều còn mãi” sẽ dần khu biệt đối tượng khán giả sang lượng khán giả “tinh”. Tuy nhiên nó lại vô cùng cần thiết cho đời sống âm nhạc thời điểm này. Hơn nữa, nếu tiếp tục đi theo hướng này, thông qua “Điều còn mãi” bè bạn quốc tế có thể nhận biết được bức tranh khái quát nhưng đầy đủ về nền âm nhạc nước nhà.

{keywords}
Nhạc sĩ Phó Đức Phương ghi vào sổ lưu niệm của hòa nhạc Điều còn mãi 2016.

 Nguyễn Quang Long

Ảnh:Phạm Hải