Đề xuất Luật Điện ảnh sửa đổi cần quản lý việc phát hành,Đềxuấtquảnlýcấpphépvớiphimchiếutrênmạcâu lạc bộ bóng đá club león phổ biến phim trên mạng Internet. (Ảnh: Cục PT-TH & TTĐT) |
Theo Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (PT-TH & TTĐT), Bộ TT&TT, dịch vụ OTT TV do Bộ TT&TT quản lý chỉ là một trong rất nhiều loại dịch vụ sử dụng Internetđể cung cấp nội dung đến cho người dùng.
Hiện trên mạng Internet vẫn tồn tại các trang web, ứng dụng cung cấp phim (gồm cả miễn phí và thu tiền người xem thông qua hình thức cho thuê, cho mua phim) nhưng không được cấp có thẩm quyền về điện ảnh cấp phép phổ biến phim. Do đó, có nhiều nội dung chưa phù hợp, thậm chí vi phạm pháp luật, cung cấp phim không có bản quyền... Để quản lý được các loại hình này, cần sửa đổi Luật Điện ảnh một cách toàn diện.
Theo thông tin được đăng tải trên Cổng thông tin của Cục PT-TH & TTĐT, khâu quản lý nội dung phải được thực hiện đồng bộ về cách thức bởi việc phát sóng trên truyền hình, chiếu tại rạp hay cung cấp trên môi trường Internet chỉ là phương thức để cung cấp phim đến người xem.
Với quan điểm, chủ trương quản lý thông tin trên hạ tầng mạng đã được quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP và cả Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013 đang được xây dựng thì Luật Điện ảnh sửa đổi cần thống nhất việc phát hành, phổ biến phim trên Internet là dịch vụ ứng dụng chuyên ngành thuộc lĩnh vực điện ảnh và thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ VH-TT&DL.
Cục PT-TH & TTĐT cũng nhấn mạnh quan điểm của Bộ TT&TT: lĩnh vực quản lý của hầu hết các Bộ, ngành đều được cung cấp trên mạng thông qua ứng dụng chuyên ngành như mua bán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khám chữa bệnh trực tuyến, giáo dục - đào tạo trực tuyến, phát hành, phổ biến phim trực tuyến, thanh toán trực tuyến… Do đó, việc quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin, dịch vụ trên mạng liên quan đến nhiều Bộ, ngành.
Để quản lý nội dung, dịch vụ trên mạng một cách hiệu quả cần có sự vào cuộc mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành có liên quan. Đồng thời, cần có sự phân định trách nhiệm rõ ràng để từng bộ, ngành chủ động quản lý tốt lĩnh vực thuộc trách nhiệm của mình trên môi trường mạng.
Thực tế, Bộ VH-TT&DL đã thực hiện khá tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động phát hành, phổ biến phim trên Internet thông qua một số vụ việc.
Đồng tình với quan điểm nêu trên và phù hợp với quy định pháp luật về báo chí, Cục PT-TH&TTĐT, Bộ TT&TT đề nghị sửa đổi Luật Điện ảnh về phổ biến phim trên Internet, trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng theo hướng thống nhất quản lý theo một tiêu chí chung, không phân biệt nội dung phim được chiếu ngoài rạp, trên truyền hình và trên mạng Internet.
Cần quy định chi tiết nhất có thể về những nội dung bị cấm trên phim, nội dung bị hạn chế,... Đầu mối quản lý nội dung phim theo pháp luật về điện ảnh nên tập trung về Bộ VH-TT&DL.
Đối với phim phổ biến trên mạng Internet, dịch vụ OTT TV phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh cấp giấy phép phổ biến hoặc được cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình biên tập, quyết định phát sóng, phổ biến.
Đồng thời, Cục PT-TH&TTĐT cũng cho rằng cần có quy định cảnh báo cho người xem về những nội dung có thể không phù hợp, nguy hiểm... và gỡ bỏ nội dung vi phạm khi có yêu cầu. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp buộc phải cung cấp công cụ để người xem có thể phản ánh về nội dung vi phạm, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Duy Vũ
Nửa tháng sau "cơn bão" quảng cáo thuốc trị xương khớp, một số người dùng YouTube tại Việt Nam bắt đầu than phiền rằng họ lại bị "tấn công" bởi những video quảng cáo liên quan đến thuốc kích dục.