Nếu EU áp cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ bị đẩy vào thế bí?_kết quả giải bóng đá ý

Từng do dự nhưng EU hiện bắt đầu xúc tiến các bước để ngăn chặn dòng chảy của dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ Nga đến hầu hết các quốc gia thành viên trong năm nay,ếuEUápcấmvậndầumỏNgasẽbịđẩyvàothếbíkết quả giải bóng đá ý khi chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine kéo dài. Nếu toàn khối nhất trí một lệnh cấm vận, quyết định sẽ tấn công vào trọng tâm của nền kinh tế Nga, vốn đang tiếp tục thu lợi nhuận từ ngành năng lượng khổng lồ của mình.

Mỹ, Canada, Anh và Australia đã cấm nhập khẩu. Nhật thông báo cũng sẽ làm theo "về nguyên tắc" sau cuộc họp thượng đỉnh của nhóm G7 cuối tuần trước. Cùng với lệnh cấm vận của EU, điều đó sẽ khiến khoảng một nửa nền kinh tế toàn cầu ngưng sử dụng dầu mỏ Nga.

Theo CNN, Moscow sẽ không bị tê liệt chỉ sau một đêm. Các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc tiếp tục thu mua hàng trăm nghìn thùng dầu thô mỗi ngày, tận dụng các đợt giảm giá lớn. Và doanh thu từ thuế của Điện Kremlin đã tăng lên do sự tăng giá toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc chiến Nga - Ukraine.

Tuy nhiên, theo thời gian, việc mất châu Âu, điểm đến của hơn một nửa lượng dầu xuất khẩu của Nga, được tin sẽ giáng một đòn mạnh vào Điện Kremlin, làm giảm doanh thu của chính quyền Tổng thống Vladimir Putin do các lệnh trừng phạt khắc nghiệt khác ngày càng gây ảnh hưởng tiêu cực. Moscow sẽ phải vật lộn tìm đủ khách hàng mới để lấp đầy khoảng trống. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và các nhà phân tích khác dự đoán sản lượng dầu của Nga dự kiến sẽ giảm mạnh.

Tầm quan trọng của Châu Âu

Châu Âu từ lâu đã là khách hàng hàng đầu của xứ sở bạch dương. Trước khi chiến sự bùng nổ ngày 24/2, EU nhập khẩu khoảng 3,4 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày.

Con số hiện giảm đôi chút. Từ cuối tháng 2, các nhà kinh doanh dầu mỏ ở châu Âu hầu như tránh xa dầu thô Nga được vận chuyển bằng đường biển, khi đối mặt với chi phí vận chuyển tăng cao cùng những khó khăn trong đảm bảo nguồn tài chính và bảo hiểm cần thiết. Công ty năng lượng Rystad thống kê, châu lục đã nhập khoảng 3 triệu thùng/ngày từ Nga trong tháng 4.

Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng xung đột, EU còn muốn tiến xa hơn nữa. Các nhà lãnh đạo khối đã đề xuất một lệnh cấm đối với tất cả hoạt động nhập khẩu dầu thô từ Nga trong vòng 6 tháng và chấm dứt nhập khẩu các sản phẩm tinh chế vào cuối năm nay.

Các cuộc đàm phán đang diễn ra. Trong khi các nước như Đức đang chạy đua để cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga, những quốc gia khác cho biết họ vẫn chưa sẵn sàng. Chính phủ Hungary nói họ sẽ cần từ 3 - 5 năm để giảm dần việc sử dụng dầu mỏ Nga. Các quốc gia không giáp biển khác như Slovakia và Cộng hòa Séc, vốn chủ yếu dựa vào nguồn cung vận chuyển qua các đường ống, cũng muốn có thời gian biểu tương tự.

Dẫu vậy, kế hoạch của EU vẫn sẽ là gây áp lực cho nền kinh tế Nga, vốn bị Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo sẽ sụt giảm 8,5% trong năm nay và bước vào thời kỳ suy thoái sâu.

Các nhà phân tích tại Rystad và công ty nghiên cứu Kpler nhận định, do các lệnh cấm vận, Nga sẽ cần phải cắt giảm sản lượng xuất khẩu dầu khoảng 2 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 20% mức trước chiến tranh.

Phản ứng của Ấn Độ và Trung Quốc

Lệnh cấm vận từ một đối tác nhập khẩu khổng lồ như châu Âu sẽ có những mặt trái. Nếu hậu quả là giá dầu thô tăng, nguồn thu của chính quyền ông Putin từ thuế dầu mỏ thực tế có thể tăng lên, ít nhất trong ngắn hạn. Dẫu vậy, động thái khiến Nga phải tìm cách chuyển hướng xuất khẩu dầu đến những khách hàng khác và điều đó sẽ không dễ dàng.

Một phần đáng kể lượng dầu xuất khẩu của Nga sang châu Âu được vận chuyển đến các nước EU thông qua đường ống. Việc định tuyến lại số nhiên liệu đó đến các thị trường ở châu Á sẽ đòi hỏi cơ sở hạ tầng mới tốn kém và mất nhiều năm để xây dựng.

Trong khi, dầu vận chuyển bằng đường biển có thể tìm được khách mua thay thế. Ấn Độ, nước tiêu thụ khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày, đã tăng mạnh nhập khẩu từ Nga kể từ đầu cuộc chiến. 

Dầu thô Urals chủ chốt của Nga được định giá theo tiêu chuẩn Brent. Trước chiến tranh, nó được giao dịch với mức chiết khấu chỉ vài xu. Hiện mức chiết khấu đã lên tới 35 USD/thùng, khiến loại nhiên liệu này trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với các khách hàng không chịu sự ràng buộc của các biện pháp trừng phạt.

Dữ liệu từ Rystad hé lộ, nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ đã tăng lên gần 360.000 thùng/ngày trong tháng 4, tức là tăng gấp 5 lần so với tháng 1. Chuyên gia phân tích năng lượng Matt Smith thuộc Kpler bình luận, Ấn Độ dường như là "nước hưởng lợi lớn nhất" từ việc Nga giảm giá bán.

Tuy nhiên, Ấn Độ đã hạ thấp tầm quan trọng của việc tăng nhập khẩu đột biến. Trong một tuyên bố tuần trước, Bộ Dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Ấn Độ lưu ý, quốc gia này nhập khẩu dầu từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm một lượng đáng kể từ Mỹ. Họ khẳng định, năng lượng mua từ Nga vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng mức tiêu thụ của đất nước.

Trung Quốc, nước theo truyền thống là khách hàng đơn lẻ mua dầu nhiều nhất từ Nga, từng được tin sẽ nhập khẩu rầm rộ. Song, dữ liệu từ Rystad, Kpler và OilX cho thấy, dù lượng nhập khẩu của đại lục đã tăng kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát, nhưng không đáng kể. Cụ thể, theo OilX, nhập khẩu dầu Nga của Trung Quốc qua đường ống và đường biển chỉ tăng 175.000 thùng/ngày trong tháng 4, tương đương khoảng 11% khối lượng trung bình vào năm 2021. 

Nhập khẩu đường biển đang tăng mạnh hơn trong tháng 5, theo dữ liệu thống kê ban đầu. Nhưng nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc đã giảm xuống khi nước này tăng cường các nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus corona bằng cách triển khai các hạn chế phòng dịch cứng rắn ở các thành phố lớn.

Giới quan sát đánh giá, thực trạng trên đang khiến Nga lao đao. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nếu EU chính thức "tẩy chay" mặt hàng dầu mỏ của nước này.

Tuấn Anh

Nga bắt đầu cắt nguồn cung nhiên liệu, châu Âu có lâm nguy?Một yếu tố đang phủ bóng lên phản ứng của châu Âu trước chiến dịch tấn công quân sự của Moscow ở Ukraine là, khí đốt Nga đang sưởi ấm các ngôi nhà và cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp của châu lục.