Sức hút của hồ Gươm như vị trí đắc địa,ảotồnhồGươmĐừngquátỷ lệ kèo trực tiếp tấc đất tấc vàng khiến nhiều nơi mong có thể khai thác lợi thế này nhiều hơn nữa. “Biến đổi cảnh quan hồ Gươm kiểu gì cũng phải đem lại hiệu quả kinh tế!”- trích ý kiến tại Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc- văn hóa lịch sử hồ Hoàn Kiếm sáng 8/10 tại Hà Nội.
Các đại biểu tham dự hội thảo đang thưởng ngoạn cảnh hồ Gươm quay từ trên cao. Ảnh: N.M.H
Tình trạng hồ Gươm hiện nay được Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia cho rằng đang thiếu không gian công cộng, quá tải về giao thông, ô nhiễm môi trường, các công trình bên hồ bị tầm thường hóa, chỉ thuần túy phục vụ thương mại, không thể hiện được vai trò của mảnh đất văn hóa.
Cũng chính đại diện của Viện khẳng định, nếu 3/4 diện tích quanh hồ dành cho đi bộ thì giá trị thương mại khu vực này sẽ tăng hàng chục lần, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường do không còn khí thải. Tất nhiên là khi đó Bờ Hồ sẽ chủ yếu dành cho các hoạt động thương mại cao cấp.
Giữa các ý kiến “say máu” muốn biến quỹ đất Hồ Gươm thành tiền bạc, GS.TS Hoàng Đạo Kính giội một gáo nước lạnh: “Hồ Gươm có giá trị về lịch sử, kiến trúc không phải quá ghê gớm. Việc bảo tồn di tích này hoàn toàn trong tầm tay, nhưng đừng bảo tồn quá tay, tách khỏi nền tảng của nó”.
GS Kính phân tích hồ Gươm là cảnh quan thể hiện sự chuyển tiếp lâu dài từ nông thôn sang thành thị đặc trưng của Hà Nội. Nét đặc sắc ở đây là hồ Gươm hoàn toàn không giống các trung tâm đô thị theo kiểu trang nghiêm đường bệ cổ điển (thường là tòa nhà cao hoặc công trình kiến trúc cổ tọa lạc trên đồi - theo KTS Doãn Minh Khôi). Vẻ đẹp riêng có của hồ Gươm thể hiện ở quá trình hình thành tự nhiên, tự phát lịch sử để lại giống như cấu trúc phố cổ Hà Nội.
Theo GS Hoàng Đạo Kính, cần đối xử với hồ Gươm như một thực thể văn hóa sống động, chấp nhận sự “không chuẩn mực”: “Chính quy hóa hồ Gươm là đi ngược lại tinh thần của nó”.
Đề xuất của GS Kính là không quần thể hóa hồ Gươm mà nên mở rộng để không gian này chảy tràn vào các con phố xung quanh. Chẳng hạn, nên bỏ tường bao quanh tòa nhà của báo Nhân Dân, đưa cây đa trong khuôn viên này về với không gian hồ Gươm.
GS Hoàng Đạo Kính không phải người duy nhất khẳng định giá trị lịch sử, kiến trúc của khu vực hồ Gươm không phải quá ghê gớm, nhưng giá trị thương mại của nó vẫn rất được coi trọng.
Đại diện UBND quận Hoàn Kiếm (đồng tổ chức hội thảo, một trong 6 đơn vị quản lý hồ Gươm) vẫn muốn sử dụng quỹ đất hồ Gươm vào mục đích hỗn hợp, biến nơi đây thành trung tâm dịch vụ thương mại chất lượng cao.
Một số những chỉnh trang cụ thể mà UB đề xuất: Kè hồ bằng đá, lát lại vỉa hè cho tương xứng với vị thế hồ! UB cũng muốn có 40% quỹ đất di dời quanh Hồ để xây dựng các công trình công cộng trên cơ sở 2 cuộc thi kiến trúc quốc tế Vì Hà Nội hôm nay và ngày mai (2010) và Ý tưởng Kiến trúc Khôi phục Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và phố Hàng Đào (2013).
Một số đề xuất bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị khu vực hồ Gươm của PGS.TS Lưu Đức Hải (Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam):
- Làm phim tài liệu ngắn về hồ Gươm chiếu tại một số điểm quanh khu vực
- Xây dựng lại đền vua Lê ở số 7 Hàng Vôi.
- Phục hồi tuyến xe điện quanh Bờ Hồ và từ Bờ Hồ đến chợ Đồng Xuân phục vụ du lịch.
- Thiết kế lại đền Bà Kiệu đang bị đường phố cắt ngang để du khách hiểu hai nửa kiến trúc là một.
- Khôi phục giải cờ tướng, cờ bỏi, cờ người quanh hồ Gươm. Tiến tới đề cử cờ bỏi cờ người (hai loại cờ chỉ Việt Nam mới có) thành di sản nhân loại.
- Lập góc bảo tàng rùa hồ Gươm để quy tụ 2 tiêu bản rùa ở đền Ngọc Sơn và chùa Hưng Ký về một chỗ.
Theo TP