您现在的位置是:Fabet > Cúp C1

Việt Nam chọn gì? Make in Việt Nam hay chỉ gia công cho thế giới?_kqbd ngoai hang nga

Fabet2025-01-27 11:52:59【Cúp C1】1人已围观

简介Tin thể thao 24H Việt Nam chọn gì? Make in Việt Nam hay chỉ gia công cho thế giới?_kqbd ngoai hang nga

Chiều 25/3,ệtNamchọngìMakeinViệtNamhaychỉgiacôngchothếgiớkqbd ngoai hang nga tại buổi đối thoại với đoàn viên thanh niên ngành Thông tin & Truyền thông (TT&TT), Bộ trưởng Bộ TT&T Nguyễn Mạnh Hùng đã giải đáp nhiều thắc mắc của các bạn trẻ, trong đó có những câu hỏi về việc làm cách nào để Việt Nam có thể phát triển hùng cường.

Vì sao Việt Nam mãi chỉ là một nước gia công?

Trước băn khoăn về việc vì sao Việt Nam mãi là đất nước gia công, cả phần cứng và phần mềm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, khi đất nước còn nghèo, việc phải gia công cho Nhật Bản hay Hàn Quốc là điều phải làm, bởi khi đó chúng ta không có gì cả. Tuy nhiên, nếu sau mấy chục năm mà vẫn làm điều đó tức là chúng ta đang có vấn đề.

{keywords}
Nhiều bạn trẻ đã có những trăn trở về việc làm cách nào để Việt Nam có thể phát triển hùng cường.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, với nguồn lực và con người hiện tại, đã đến lúc chúng ta phải nói đến câu chuyện doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm Việt Nam và giải bài toán Việt Nam. Nếu chỉ dừng ở mức gia công, Việt Nam sẽ không thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.  Chỉ vài năm nữa, việc gia công sẽ lại di chuyển sang một đất nước khác, nơi có giá lao động rẻ hơn.

Chính vì vậy, Bộ đã xin Chính phủ tổ chức diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Đây là diễn đàn quốc gia do Chính phủ chủ trì và Bộ TT&TT đứng ra thực hiện.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa ra tuyên ngôn về việc phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, sử dụng công nghệ để giải bài toán Việt Nam, từ Việt Nam là cái nôi để đi ra thế giới. Sau 5 đến 10 năm nữa, chúng ta sẽ tiếp tục đẩy bài toán sáng tạo công nghệ Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, rất nhiều bài toán Việt Nam là bài toán chung của những nước đang phát triển, thậm chí là những nước đã phát triển. Nếu Việt Nam làm tốt, chúng ta sẽ có thể từ đó để đi ra toàn cầu.

“Đã đến lúc chúng ta phải nhận định lại về Việt Nam. Chúng ta tiếp tục gia công hay bắt đầu tạo ra các sản phẩm Việt Nam? Gần đây Bộ đã dùng cụm từ Make in Việt Nam để nhấn mạnh quyết tâm cho sự thay đổi", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trong buổi đối thoại với đoàn viên thanh niên ngành TT&TT.

Lấy ví dụ về điều này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc tới rất nhiều các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Trong đó, VNPT đã bắt đầu có một số sản phẩm công nghệ bán ra nước ngoài, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng có 5.000 người làm trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển sản phẩm và có khá nhiều sản phẩm đã mang được ra nước ngoài. Vingroup từ một công ty bất động sản nhưng đã bắt đầu chuyển sang làm công nghệ theo hướng design Việt Nam, tích hợp, làm chủ công nghệ cốt lõi.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế hệ những người trẻ hãy coi đây là câu chuyện lớn. Câu chuyện này quyết định việc Việt Nam có vượt qua khỏi cái bẫy thu nhập trung bình hay không.

Bí quyết làm việc của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

Chia sẻ tại buổi đối thoại với đoàn viên thanh niên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, bí quyết làm việc của bản thân nằm ở chỗ bị đẩy vào nơi có rất nhiều việc nặng và việc khó.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, khi con người bị đẩy tới đường biên giới hạn của bản thân, tự khắc người đó sẽ thấy mình khoẻ hơn, các hormone tiết ra nhiều hơn, hệ thần kinh trở nên mạnh mẽ hơn. Do vậy, để có thể làm việc hiệu quả hơn, chúng ta phải nhận nhiều việc khó.

{keywords}
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế hệ trẻ cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn. 

Chia sẻ suy nghĩ của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, chúng ta thường hay sống trong vòng tròn an toàn, chúng ta cảm thấy dễ chịu về điều đó nhưng kỳ thực đó là lúc mà chúng ta đang chết dần. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, phải đứng bên bờ vực nguy hiểm thì đó mới là lúc mà chúng ta đang sống.

Lấy ví dụ về điều này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc đến Elon Musk - CEO của Tesla, cha đẻ của những mẫu xe điện Tesla hay hệ thống tên lửa đẩy Falcon 9. Khi NASA đấu thầu phóng vệ tinh với giá 3 tỷ USD, Elon Musk bỏ giá 300 triệu USD dù không chắc chắn được rằng mình có làm được với giá đó hay không, sau đó về nhà mới nghĩ cách làm. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Elon Musk là người lúc nào cũng đẩy mình đến bờ vực để thấy mình đang sống.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thế hệ trẻ nên đặt ra mục tiêu cao hơn một chút, ngoài sức tưởng tượng của mình. Khi đó, chúng ta sẽ không thể hiểu được rằng tại sao mình lại khoẻ như thế và có thể làm được những việc như thế.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để tạo ra sự khác biệt, các bạn trẻ cần phải tìm đến không gian chưa có người khai phá. "Nếu tự tạo ra được một không gian mới, một thị trường mà chưa ai động đến nó thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Đổi mới sáng tạo chính là làm cái mà chưa ai làm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Trọng Đạt

很赞哦!(1)