Douyin là phiên bản TikTok của Trung Quốc. (Ảnh: Theốcnhậnánphạtnặngnhấtdopháttánnộidungtụctĩbảng xếp hạng vdqg indonesia Strais Times) |
Douyin là dịch vụ video ngắn của ByteDance, chủ sở hữu TikTok. Văn phòng phòng chống Ấn phẩm phạm pháp và khiêu dâm quốc gia Trung Quốc thông báo hôm 8/1 về việc Douyin bị phạt mức nặng nhất vì truyền bá thông tin “tục tĩu, khiêu dâm”.
Theo đó, một số người nổi tiếng trên Douyin có các hành vi liên quan tới khiêu dâm, hút thuốc trong khi phát sóng trực tiếp, chửi tục… Vài người còn đăng tài khoản WeChat và mã QR nhằm lôi kéo mọi người chuyển sang nền tảng khác để thực hiện các hành vi vi phạm quy định và pháp luật.
Nhà chức trách không công bố số tiền phạt song theo nguồn tin của Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, nó chỉ rơi vào “vài chục ngàn NDT”. Nguồn tin ẩn danh cho biết mức phạt quá nhỏ bé so với một công ty lớn như ByteDance song thông điệp lớn hơn nhiều: đó là họ phải tuân lệnh.
Hơn 900 báo cáo về nội dung tục tĩu, khiêu dâm trên Douyin đã được gửi đến cơ quan quản lý năm 2020.
Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chính phủ tăng cường kiểm soát Internet và kiểm duyệt nội dung không phù hợp, bao gồm khiêu dâm, cờ bạc, tin giả. Tháng trước, Trung Quốc ra lệnh cho nền tảng video Bilibili “tự chỉnh đốn trong hai tuần” và “thẩm tra toàn diện” nội dung phạm pháp.
Cũng như mọi nền tảng nội dung khác của Trung Quốc, ByteDance thành lập một nhóm quản trị nội dung riêng, lên tới hơn 20.000 người, theo trang tin LatePost. Douyin thường xuyên báo cáo tiến độ quản lý nội dung. Chẳng hạn, vào tháng 11/2020, ứng dụng xóa bỏ gần 684.000 tài khoản vì quảng bá sản phẩm bất hợp pháp, không đủ tiêu chuẩn, đóng cửa 8.700 tài khoản bị tố cáo cổ súy nội dung gian lận, tục tĩu, khiêu dâm trong khi phát sóng trực tiếp.
Tuy vậy, nỗ lực của Douyin vẫn chưa đủ để thoát khỏi sự giám sát gắt gao của Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc. Tháng 12/2020, cơ quan này đã cấm cửa 105 ứng dụng, trong đó có cả ứng dụng du lịch nổi tiếng TripAdvisor, vì truyền bá nội dung “khiêu dâm, bạo lực, phi pháp khác”.
Quý III/2020, gần 9.000 website phi pháp bị đóng cửa. Các nền tảng như Weibo, Douban, Sohu và NetEase Music cũng bị phạt vì không hoàn thành nghĩa vụ quản lý thông tin do người dùng đăng tải.
Du Lam (Theo SCMP)
Giờ G đã điểm, nhưng TikTok vẫn an toàn trước lệnh cấm và yêu cầu bán lại từ chính quyền của ông Trump.