Gần đây,àixếlớntuổithườngdễnhầmlẫnchângavàchâtrực tiếp real vs barca chương trình Good Morning Britain của ITV đã tổ chức một cuộc tranh luận xoay quanh vấn đề “Liệu có nên cấm người trên 70 tuổi lái xe hay không?”. Cuộc tranh luận này đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dân tình và nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Dễ nhầm chân phanh và chân ga
Ông Paul Britton – luật sư nổi tiếng tại Anh cho rằng những tài xế trên 70 tuổi không nên ngồi sau tay lái vì lý do an toàn. “Mỗi năm có từ 3.000 – 3.500 ca tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng do tài xế trên 70 tuổi gây ra”, ông Britton dẫn chứng.
Theo Cơ quan giao thông đường bộ Hàn Quốc, nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn của các tài xế lớn tuổi là tầm nhìn hạn chế; thính giác kém; phản xạ chậm chạp; mất kiểm soát hoặc do những bệnh lý liên quan đến sức khỏe. Một trong những lỗi điển hình của các tài xế lớn tuổi là đạp nhầm chân ga khi lái xe.
Tờ The San Diego Union-Tribune đã tổ chức một cuộc kiểm tra khả năng lái xe của 180 người trong độ tuổi từ 65 đến 89. Kết quả đáng ngạc nhiên là có tới 1/3 số người tham gia đã đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Tiến sĩ Peter Rosen – Giám đốc trung tâm phục hồi chức năng của bệnh viện Sharp Memorial, California, Mỹ cũng khẳng định: “Khi chúng ta già đi, hoạt động của não bộ chậm lại. Từ đó dẫn đến tầm nhìn và thời gian phản ứng cũng chậm lại”.
Các thành viên của Hiệp hội trường dạy lái xe ở California, Mỹ cho hay lỗi đạp nhầm chân ga cũng có thể là do người lái mất cảm giác ở bàn chân vì suy giảm thể chất hoặc mất khả năng phán đoán. Mặc dù việc nhầm chân ga với chân phanh có thể xảy ra với người lái xe ở mọi lứa tuổi nhưng trên thực tế, những vụ tai nạn như vậy thường xảy ra với những người lái xe lớn tuổi.
Vào năm 2003, một người đàn ông 86 tuổi tại Santa Monica, Mỹ đã gây ra một vụ tai nạn kinh hoàng khiến 10 người thiệt mạng và 63 người bị thương. Nguyên nhân là do nam tài xế này đã đạp nhầm chân ga khiến chiếc ô tô lao không kiểm soát vào một khu chợ trời.
Một cụ ông tên Harold Reed, 91 tuổi ở San Diego, Mỹ đã tử vong khi chiếc xe bán tải Chevrolet lao xuống một vách đá. Thay vì đạp chân phanh, người đàn ông này đã đạp ga, dẫn đến vụ tai nạn thương tâm này.
Hay như một quan chức nghỉ hưu 87 tuổi ở Nhật cũng đã mất kiểm soát khi lái chiếc Toyota Prius, khiến hai mẹ con tử vong tại chỗ và làm 9 người khác bị thương. Người đàn ông này sau đó đã phải nhận án phạt 5 năm tù giam ở tuổi 90.
Một số tài xế lớn tuổi tại Anh cũng thừa nhận rằng chính họ hoặc một số bạn bè đã mắc lỗi nhầm chân ga và chân phanh khi lái xe trong tình trạng căng thẳng. “Nhiều lúc, chân tôi di chuyển không đủ nhanh để nhấn vào bàn đạp bên phải”, một tài xế lớn tuổi thú nhận.
Không riêng người lớn tuổi, ai cũng có thể gây tai nạn
Tuy nhiên, tiến sĩ Hilary Jones – người nổi tiếng trong lĩnh vực y đa khoa lại khẳng định những người cao tuổi cũng có thể lái xe an toàn như bất kỳ nhóm tuổi nào khác, thậm chí là so với những người trẻ tuổi.
Hideki Wada, bác sĩ tâm thân chuyên về các vấn đề lão khoa và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất năm 2022 tại Nhật – Hachijissai no Kabe (Rào cản tuổi 80) cho hay: “Việc lái xe sẽ giúp những người cao tuổi tránh khỏi sự tàn phá của tuổi tác”.
Ông cũng chỉ ra rằng số vụ tai nạn liên quan đến tài xế ở độ tuổi từ 16 – 19 và độ tuổi 20 – 24 tuổi vào năm 2021 ở Nhật Bản lần lượt là 1.004 vụ và 606 vụ. Những con số này rõ ràng nhiều hơn đáng kể so với 430 vụ tai nạn gây ra bởi những tài xế từ 80 – 84 tuổi.
Nhiều người cho rằng việc cấm người lớn tuổi lái xe có thể làm giảm đáng kể phạm vi di chuyển của họ. Điều này được xem là nguyên nhân khiến người cao tuổi giảm tương tác với người khác cũng như hạn chế tham gia các hoạt động xã hội, từ đó chất lượng cuộc sống của họ cũng bị giảm sút theo.
Chính vì thế, việc cấm đoán những tài xế trên 70 tuổi là khá cực đoan. Thay vì cấm những người trên 70 tuổi lái xe, chính phủ các nước nên thắt chặt quy định và cấm những người lái xe dưới 17 tuổi – độ tuổi còn chưa đủ chín chắn để được phép ngồi sau vô lăng, một số ý kiến bày tỏ.
Lee Won-min, 70 tuổi, một tài xế kỳ cựu với hơn 40 năm tại Hàn Quốc vẫn thường xuyên thực hiện các chuyến đi xuyên tỉnh. Ông cho hay mặc dù khả năng lái xe giảm sút, nhưng những người lái xe lớn tuổi ít gây nguy hiểm hơn so với những người trẻ tuổi dễ bị tai nạn nhất. "Hãy nhìn những người trẻ tuổi lái xe trên đường đi. Nếu bạn thấy họ lái xe liều lĩnh như vậy thì không thể nói những người lớn tuổi chúng tôi lái xe nguy hiểm hơn". Ông Lee cũng cho biết cấm người cao tuổi lái xe đồng nghĩa với việc họ sẽ mất đi phương tiện đi lại và cuộc sống sẽ trở nên bất tiện hơn.
"Người cao tuổi phụ thuộc nhiều vào ô tô thay vì phương tiện giao thông công cộng khi họ trở nên yếu ớt, việc hạn chế họ lái xe không phải là một lựa chọn lý tưởng vì những người sống ở khu vực thiếu cơ sở hạ tầng giao thông có thể gặp rắc rối", Oh Ju-suk, một nhà nghiên cứu cấp cao của Cơ quan giao thông đường bộ Hàn Quốc cho hay.
Đâu mới là giải pháp?
Tiến sĩ Wada tin rằng các tai nạn “đặc trưng” ở những tài xế lớn tuổi như đạp nhầm chân ga có thể được giải quyết bằng việc sử dụng một số loại thuốc giúp hạn chế việc suy giảm thể chất hay trí nhớ.
Trong khi đó, Erwin Boer, một kỹ sư điện và là người thiết kế các cơ chế an toàn cho phương tiện giao thông cho biết cách khắc phục lý tưởng tình trạng người lớn tuổi nhầm chân ga là lập trình cho ô tô tự động dừng lại khi xe nhận ra rằng người lái không thể điều khiển được phương tiện thông qua hệ thống cảm biến.
Tại bang California, Mỹ, những người lái xe trên 70 tuổi đều phải làm bài kiểm tra thị lực và bài thi viết 5 năm một lần để đảm bảo mình vẫn còn đủ khả năng lái xe. Ngoài ra, những người lớn tuổi được chuẩn đoán mắc bệnh Alzheimer hoặc những tình trạng bệnh khiến họ lái xe không an toàn đều phải báo cáo với Cơ quan Quản lý các phương tiện Cơ giới California. Cơ quan này sẽ có toàn quyền rút giấy phép lái xe của những người này hoặc yêu cầu kiểm tra lại.
Để đảm bảo an toàn, những người lái xe lớn tuổi ở California còn phải đeo kính hoặc kính áp tròng khi lái xe. Một số yêu cầu nghiêm ngặt khác có thể kể đến như không lái xe trên đường cao tốc; không lái xe ban đêm; giới hạn khu vực địa lý; hạn chế về thời gian lái xe trong ngày (ví dụ như không được lái xe trong giờ cao điểm).
Nhật Minh (Tổng hợp)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vụ tài xế ô tô đâm 17 xe máy: Tranh cãi nguyên nhân từ đôi dép lêNam tài xế trong vụ đâm 17 chiếc xe máy ở Hà Nội khai đạp nhầm chân ga, nhưng hình ảnh người đàn ông này bước xuống xe với đôi dép lê sau tai nạn khiến nhiều người cho rằng đây có thể là một nguyên nhân gián tiếp.