Đã có 59/63 địa phương kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia_soi kèo tokyo verdy
Cải cách hành chính giúp tiết kiệm 6.300 tỷ đồng/năm
Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương mới đây,ĐãcóđịaphươngkếtnốitíchhợpvớiCổngdịchvụcôngquốsoi kèo tokyo verdy thông tin về kết quả cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, công tác này đã chuyển biến vượt bậc, đi vào thực chất hơn. Chính phủ đã ban hành 9 Nghị định cắt giảm 309 điều kiện kinh doanh, nâng tổng số điều kiện đã cắt giảm lên 3.654/6.191 điều kiện của hầu hết các bộ, ngành; cắt giảm 6.776/9.926 danh mục dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành và 30/120 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành. Tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm.
Cũng theo đại diện Văn phòng Chính phủ, kênh tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đã phát huy tác dụng tích cực. Trong năm 2019, đã tiếp nhận 6.746 phản ánh, kiến nghị, trong đó có 1.580 phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi xem xét, xử lý; đã tiến hành phân loại và chuyển xử lý 1.165 phản ánh, kiến nghị; còn 415 phản ánh, kiến nghị đang được bổ sung hồ sơ. Người dân và doanh nghiệp phản hồi hài lòng với kết quả giải quyết của cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ngày càng đi vào nề nếp. Cả nước đã có 55/63 trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được nâng lên, tỷ lệ giải quyết đúng hẹn đạt 95,8%. Nhiều địa phương tổ chức tốt giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp như: Quảng Ninh, Đồng Nai, Tây Ninh, Hà Giang, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc…
Hơn 1 triệu văn bản được gửi nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia
Đáng chú ý, về xây dựng Chính phủ điện tử, theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ, xác định những nội dung bứt phá trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm gắn kết giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, tạo sự minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính, năm 2019, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao 83 nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, 16 nhiệm vụ về văn bản điện tử; Chính phủ đã ban hành 2 Nghị định và 4 Nghị quyết thông qua chính sách xây dựng 4 Nghị định làm cơ sở pháp lý cho việc vận hành Chính phủ điện tử.
Cổng dịch vụ công quốc gia được khai trương, đi vào vận hành chính thức từ ngày 9/12/2019 (Ảnh: Q.Bảo) |