Vai trò của công nghệ thông tin địa lý trong xây dựng thành phố thông minh_nha keo cai
GIT đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số,òcủacôngnghệthôngtinđịalýtrongxâydựngthànhphốthônha keo cai chính phủ điện tử, xây dựng thành phố thông minh. (Ảnh: arcweb) |
Tại Hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng, phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia: Vai trò của công nghệ đo đạc bản đồ hiện đại”, các đại biểu đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới trong và ngoài nước, giới thiệu các công nghệ, thiết bị, sản phẩm mới. Đây cũng là dịp để đánh giá đúng tầm quan trọng và vai trò của ngành Đo đạc, Bản đồ và thông tin địa lý với xã hội và quốc gia.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường, công nghệ thông tin địa lý (GIT) là công nghệ lớn của thế kỷ 21, bao trùm toàn bộ dữ liệu, công nghệ của đo đạc bản đồ, công nghệ thông tin và truyền thông. GIT được coi như một nền tảng cho chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và xã hội thông minh.
Các nền tảng cơ bản về thông tin, dữ liệu, công nghệ, thiết bị đo đạc bản đồ ở Việt Nam cơ bản đáp ứng cho sự phát triển của GIT trong tương lai. Hiện nay, chính phủ cũng như người dân đang đòi hỏi những vấn đề rất cụ thể đối với GIT, đó là vai trò của GIT trong chuyển đổi số, chính phủ điện tử, xây dựng thành phố thông minh (smart city)… Dữ liệu nền cơ sở địa lý quốc gia các tỷ lệ đã phủ trùm lãnh thổ, đáp ứng độ chính xác, mức độ chi tiết và thống nhất, đáp ứng sứ mệnh của Đo đạc và Bản đồ trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng chính phủ điện tử và xây dựng đô thị thông minh.
Theo TS. Nguyễn Phi Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, GIT bao gồm các thành phần: viễn thám (RS), hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GNSS), công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Có thể xem GIT như một hệ thống thông tin có tầm quan trọng chiến lược đối với nền kinh tế của mỗi nước, một dạng cơ sở hạ tầng quốc gia.
Hải Lam