Nền tảng hỗ trợ kinh doanh không cần vốn Netsale.asia chính thức được mở_keo bóng đá

Netsale kể từ khi ra mắt cho đến nay đã có hơn 3.000 người sử dụng,ềntảnghỗtrợkinhdoanhkhôngcầnvốnNetsaleasiachínhthứcđượcmởkeo bóng đá mở ra nhiều cơ hội lớn cho sự bùng nổ thương mại điện tử tại Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet)

Được phát triển bởi Boxme Global, nền tảng Netsale.asia là giải pháp hỗ trợ những người kinh doanh trực tuyến (kinh doanh online) có thể nhanh chóng và dễ dàng bắt tay vào bán hàng bất kỳ lúc nào và đặc biệt là không cần vốn đầu tư mua hàng. Qua mô hình này, người bán hàng chỉ cần đăng và bán những sản phẩm từ các nhà cung cấp trên toàn cầu và thu lãi trong khi không cần phải trực tiếp nhập hàng số lượng lớn hay lo lắng tồn kho không bán được hàng.  

Hình thức kinh doanh này trên thế giới được biết đến phổ biến với tên gọi là “bán hàng dropshipping”. Đây là mô hình bán lẻ mà người bán hàng không cần lưu sản phẩm trong kho của mình mà đăng bán trực tiếp sản phẩm từ nhà cung cấp và yêu cầu vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp tới người mua khi có đơn hàng. Người bán sẽ có doanh thu từ chênh lệch giữa giá của nhà cung cấp và giá bán.  

Thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam đang nổi lên là một trong những khu vực nóng của thương mại điện tử trong những năm tới, không thua kém bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Theo nghiên cứu của Google & Temasek, doanh thu thương mại điện tử được ước tính sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2025 tại riêng thị trường Việt Nam. Số lượng đơn hàng trung bình mỗi ngày lên đến 3 triệu đơn và con số này dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng trên thực tế. 

Tuy nhiên, theo phân tích của Giám đốc phát triển dự án Netsale Ngô Mạnh Tùng, việc áp dụng những mô hình tiên tiến như Dropshipping vào thị trường khu vực không dễ dàng. Ở đó, các đơn vị cung cấp giải pháp sẽ cần giải quyết một số bài toán như vận chuyển, nguồn hàng, mô hình kinh doanh để đại đa số người Việt có thể tiếp cận và bán hàng online không chỉ ở khu vực Việt Nam và cả trên quy mô toàn cầu. 

Một trong những vấn đề lớn nhất là việc ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu sử dụng hình thức COD (thanh toán sau khi nhận hàng). Điều này khiến cho người bán luôn đối mặt với mối lo hàng hoàn. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển cũng là những yếu tố gây khó khăn cho người bán. Đây chính là lý do vì sao cho đến nay vẫn chưa có giải pháp tương tự được phát triển tại khu vực này. 

“Hiện nay, vẫn chưa có phương án xử lý triệt để vấn đề hàng hoàn do COD. Hầu hết các đơn vị đang phải chấp nhận phương án nhận nhập hàng số lượng lớn và việc này ảnh hưởng đến khả năng xoay vòng vốn, gây ra khó khăn cho người bán”, ông Tùng cho hay.