Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh: Đồng hành cùng nông dân_bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia
Qua hơn 20 năm xây dựng,ỹHỗtrợnôngdântỉnhĐồnghànhcùngnôngdâbảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia trưởng thành và đồng hành cùng nông dân, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng kể trong hoạt động. Quỹ vừa là công cụ vừa là một trong những phương tiện hữu hiệu để hội hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân xây dựng, hình thành mô hình kinh tế tập thể, các hình thức liên kết trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của nền nông nghiệp hàng hóa trong thời kỳ hội nhập.
Từ nguồn Quỹ HTND, nhiều nông dân đã có điều kiện vươn lên. Trong ảnh: Mô hình nuôi bò thịt của nông dân xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên
Có thể thấy, không những là kênh tín dụng HTND phát triển sản xuất, Quỹ HTND đã trở thành nguồn lực quan trọng giúp tổ chức hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập hợp, tổ chức hội viên nông dân thông qua những mô hình kinh tế hợp tác cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi. Qua hơn 20 năm qua, Quỹ HTND tỉnh đã khắc phục được nhiều khó khăn, đóng góp tích cực và thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào nông dân, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Qua đó, bình quân hàng năm tỉnh có trên 34.000 lượt hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều nông dân trở thành chủ trang trại có thu nhập từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, tích cực đóng góp xây dựng nhiều công trình phúc lợi xã hội địa phương và giúp nhiều hộ khác còn khó khăn vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Với nguồn vốn ban đầu do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ủy thác là 600 triệu đồng, qua hoạt động, tính đến ngày 30-6- 2018, tổng nguồn vốn toàn tỉnh đang quản lý là trên 130 tỷ đồng, tăng gấp 216,7 lần. Trong đó, vốn đề án quỹ của tỉnh được ngân sách ủy thác giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020 đã thực hiện là 100 tỷ đồng. Các cấp hội đã xét cho trên 4.600 lượt hộ nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện 260 dự án và thành lập 260 tổ hợp tác và tổ liên kết sản xuất. Trong đó, điển hình có các tổ làm ăn hiệu quả như: Tổ trồng mai (xã An Tây, TX.Bến Cát), tổ trồng hoa lan cây kiểng (phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một); tổ nuôi cá dĩa (phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một); tổ bò thịt, bò sữa ở huyện Dầu Tiếng; tổ nuôi cá nước ngọt (xã Tam Lập, huyện Phú Giáo); tổ nuôi heo sinh học ở Phú Giáo; tổ thu mua rau an toàn (phường Uyên Hưng, TX.Tân Uyên); tổ trồng nấm (xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng); tổ trồng bưởi (xã Bạch Đằng, TX.Tân Uyên).
Ông Trịnh Đức Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Giáo, cho biết với việc mỗi năm không còn phải hoàn lại một phần nguồn vốn do nhân dân đã ủng hộ cho quỹ, nguồn Quỹ HTND huyện Phú Giáo càng thêm dồi dào và có điều kiện tốt hơn để hỗ trợ, gia hạn thời gian vay vốn cho người vay, linh hoạt hơn trong việc hoàn trả vốn hoặc vay vốn trở lại. Thời gian qua, Quỹ HTND tỉnh đã giúp cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, an tâm đầu tư các dự án có quy mô lớn; tạo điều kiện cho nông dân vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Cũng từ nguồn vốn này, nhiều hộ nông dân trong huyện đã vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng, góp phần vào công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm tại địa phương.
Nói về quá trình 20 năm hoạt động của Quỹ HTND tỉnh, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phó Chủ tịch Hội Nông dân, Giám đốc Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh, cho biết những năm đầu mới thành lập, với hình thức hỗ trợ nhỏ lẻ, manh mún nên việc hỗ trợ hội viên nông dân có điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn, hạn chế. Đến nay, hội đã chủ động chuyển hình thức cho vay vốn nhỏ đối với hộ nông dân phân tán sang cho vay theo dự án do các tổ, nhóm nông dân hợp tác, liên kết thực hiện trên tinh thần chia sẻ hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật công nghệ mới, về đầu vào và đầu ra của sản phẩm sản xuất nhằm xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, hợp tác, nhóm hộ, trang trại; từng bước hình thành chuỗi nông sản hàng hóa nên đã đem lại hiệu quả thực chất về kinh tế - xã hội. Quỹ đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước của nông dân, xây dựng tổ chức Hội Nông dân vững mạnh, thực hiện tốt vai trò trung tâm nòng cốt của hội trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
“Trong thời gian tới, việc hỗ trợ vốn cho các tổ, nhóm nông dân liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm và ngành hàng đang là mục tiêu hướng tới của Quỹ HTND nhằm góp phần thực hiện tốt quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Để làm được điều này, các cấp hội sẽ tiếp tục phát triển tăng trưởng nguồn vốn, đa dạng các nguồn, kênh thu hút - huy động vốn, tìm mô hình hiệu quả nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, chú trọng quản lý điều hành bảo đảm chất lượng tín dụng, bảo toàn và sử dụng đồng vốn hiệu quả...”, bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung nói.
CAO SƠN