您现在的位置是:Fabet > Cúp C2
Tự chủ đại học: Khó đột phá nếu chỉ 'sống' nhờ vào học phí_bxh ả rập xê út 1
Fabet2025-01-10 20:38:37【Cúp C2】1人已围观
简介Tin thể thao 24H Tự chủ đại học: Khó đột phá nếu chỉ 'sống' nhờ vào học phí_bxh ả rập xê út 1
Tại diễn đàn “Tự chủ đại học - Từ chính sách đến thực tiễn”,ựchủđạihọcKhóđộtphánếuchỉsốngnhờvàohọcphíbxh ả rập xê út 1 nhiều ý kiến đã bày tỏ lo ngại về những tác động của việc thực hiện tự chủ đến một số vấn đề, trong đó có học phí.
Việc vừa phải đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, vừa cân nhắc mức học phí để đảm bảo khả năng tiếp cận đại học của người học là vấn đề khiến nhiều đại biểu băn khoăn.
Tăng học phí kịch trần chỉ đủ bù khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt
Tại Trường ĐH Tài chính – Marketing, ông Hoàng Đức Long cho biết, việc đa dạng hóa các nguồn thu của trường hiện nay còn rất hạn chế vì chủ yếu nguồn thu đến từ học phí và lệ phí.
Đây là khoản thu chủ yếu nhưng thường phụ thuộc vào kết quả tuyển sinh hàng năm (có năm tuyển đạt chỉ tiêu, có năm không đạt). Do đó, học phí có tăng đạt mức trần quy định là 18,5 triệu đồng đối với chương trình đại trà, nhưng cũng chỉ đủ bù đắp khoản chỉ tiêu tuyển sinh không đạt hoặc giảm so với năm trước.
“Riêng khoản thu từ hoạt động dịch vụ rất hạn chế. Nguồn thu dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, lại phải chia sẻ cho người học như lập các quỹ hỗ trợ sinh viên, vì vậy tổng thu được sử dụng cho hoạt động chuyên môn của trường bị thu hẹp. Khi phải tự chủ cả chi đầu tư, kinh phí hoạt động còn lại sẽ càng khó khăn hơn nữa”, ông Long bày tỏ.
Là một trong những trường đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ, từ một phần cho đến toàn phần, tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, việc học phí phải bù đắp chi phí thường xuyên và chi phí khác cũng là điều tất yếu.
PGS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, luật hiện nay quy định học phí phải tính đúng, tính đủ (gồm chi phí vận hành, chi phí phục vụ, xây dựng chương trình, học bổng, phương tiện giảng dạy, hao mòn,…).
Nhưng nếu so sánh giữa trường được đầu tư cơ sở vất chất hiện đại với trường được đầu tư đơn giản thì chi phí vận hành cũng sẽ rất khác nhau. Cùng với một trần học phí, trường càng hiện đại, trang bị càng nhiều phương tiện thì vật tư tiêu hao càng lớn, và ngược lại.
“Ngay như trường chúng tôi hiện nay, nhiều giáo viên kêu ca rằng: “Tại sao trường mình được đầu tư như thế, học phí cao như vậy nhưng lương cán bộ giáo viên lại thấp hơn nhiều trường khác?”. Lý do là bởi, trường phải dành một phần chi phí lớn cho việc vận hành”.
Bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng, những điều này có thể dẫn tới tác động tiêu cực rõ nét sau khi tự chủ là các trường chỉ chú trọng và quan tâm đến việc phải tăng nguồn thu từ học phí bằng mọi giá.
Sẽ khó đột phá nếu chỉ dựa vào học phí
Ông Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, tự chủ đại học sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc đầu tư cho đào tạo cũng phải tăng lên.
“Chúng ta phải chấp nhận điều đó. Song để cân đối việc nâng học phí thì cũng cần có những chính sách học bổng để hỗ trợ lại cho sinh viên nghèo, học giỏi, tạo ra sự công bằng trong giáo dục”.
Ông Thắng cho rằng, sẽ rất khó đột phá nếu các trường chỉ dựa vào việc tăng học phí và “sống chủ yếu nhờ học phí”. Để nâng cao chất lượng đào tạo, đưa trường đạt đẳng cấp quốc tế, các trường cần phải tìm kiếm các nguồn tài chính khác nhau như hợp tác doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, xin đầu tư từ Chính phủ,…
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều đại diện trường đại học
Ông Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho rằng, hiện nay nguồn thu từ học phí và lệ phí chiếm khoảng 70% tổng nguồn thu của các trường. Tuy nhiên, để nguồn tài chính của trường không “đặt hết lên vai người học”, cần phải có sự đa dạng hoá trong nguồn thu.
Ông Phong đề xuất, cơ quan quản lý có thể giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu cho các trường; các trường được quyền khai thác và được miễn giảm các loại thuế liên quan hoạt động này. Bên cạnh đó, trường đại học cũng được sở hữu và khai thác cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa, trang thiết bị,…) cho liên doanh, liên kết, hợp tác, cho thuê nhằm gia tăng nguồn thu.
Cần tính học phí thế nào?
Ông Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP HCM cho rằng, việc xây dựng học phí cần phụ thuộc vào 4 yếu tố là chi phí, nhu cầu của người học và xã hội, lạm phát, sự thay đổi theo chính sách của Chính phủ.
Dựa trên câu chuyện của chính trường mình, ông Tuấn lấy dẫn chứng, chi phí đào tạo cao nhất tại Trường ĐH Y Dược TP HCM là ngành Y khoa với một sinh viên mỗi năm là 71,8 triệu đồng, chưa tính phần bao cấp. Trường thu học phí 68 triệu/ năm, tức khoảng 6,8 triệu/ tháng. Như vậy, trường cũng phải bù lỗ rất nhiều và nhà trường phải chịu gánh nặng rất lớn.
“Con số này nếu so với một trường mẫu giáo thông thường ở TP.HCM thì đây không phải là mức cao. Đối với ngành Y, chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu. Trường cam kết chất lượng đào tạo của trường là tốt nhất trong khối ngành sức khỏe do có sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên hùng hậu.
Chẳng hạn như về đầu tư trang thiết bị, trường đã xây dựng phòng học thông minh phù hợp cho việc dạy và học theo nhóm nhỏ. Mỗi sinh viên Răng – Hàm - Mặt được thực hành riêng trên các mô hình và trên một ghế nha khoa”.
Ông Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Y Dược TP HCM
Ban đầu, khi thông báo mức tăng học phí, trường gặp sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người học và dư luận. Nhưng sau đó, Trường ĐH Y Dược TP.HCM vẫn tuyển được hơn 104% so với chỉ tiêu ban đầu. Chỉ 202 sinh viên khó khăn nộp đơn xin học bổng hỗ trợ, trong khi trường có tới 800 suất.
Ông Tuấn cho rằng, đây là minh chứng cho thấy dư luận xã hội chấp nhận được mức học phí này.
“So với các trường tư thục trong nước, mức học phí của trường vẫn thấp hơn. Còn so với các trường đại học thế giới, mức thu học phí của trường lại càng không cao. Chẳng hạn ở Đông Nam Á, học phí đào tạo Y khoa các trường công lập từ 8.800 đến 35.000 USD, tư thục là 50.000-60.000 USD”, ông Tuấn nói.
GS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, muốn xác định được học phí của các trường cần phải dựa trên chi phí đào tạo bình quân của từng nhóm ngành trong một khoảng thời gian nhất định (chẳng hạn như 5 năm).
“Do bị khống chế về mức trần học phí, thường là thấp, thu không đủ chi, nên một số trường đã ‘xé rào’, ban hành nhiều khoản thu ‘tự nguyện’ ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạch trong việc sử dụng nguồn thu”.
Do đó, ông cho rằng, nhà nước chỉ nên quy định mức học phí tối thiểu để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn tối thiểu, chưa nên quy định mức tối đa; cho phép các trường tự tính mức chi phí theo các chuẩn đầu ra cao hơn đến mức ngang bằng với các trường đại học tiên tiến trên thế giới nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích thu hút ‘du học nội địa’.
Thúy Nga
Tự chủ đại học: Nhiều hiệu trưởng vẫn muốn mình là to nhất
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều hiệu trưởng không muốn mất quyền, không muốn chuyển giao bớt quyền sang Hội đồng trường, vẫn muốn hiệu trưởng là to nhất.
很赞哦!(72391)
相关文章
- Dự án xây 100 biệt thự gây ảnh hưởng lớn ra sao đến Vườn Quốc gia Núi Chúa?
- Rò rỉ dữ liệu cá nhân trên Internet tiềm ẩn nguy cơ 'chết người' ra sao?
- Xử phạt lái xe không mang giấy tờ gốc: Bộ ngành lúng túng, người dân lãnh đủ
- Kỳ thú phong thủy lăng tẩm Huế
- Kinh nghiệm lái xe gần xe container, xe tải cỡ lớn
- Nhà tiền tỷ, ngõ xe máy không chui lọt giữa Hà Nội
- Vượt đèn đỏ, người đi xe đạp bị húc văng lên trời
- 17h hôm nay, xem trực tiếp trận giành vé cuối cùng của vòng bảng Liên Minh Huyền Thoại trên VTVcab
- Họa sĩ trẻ Việt Nam đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo
- Những thói quen xấu cần tránh khi lái xe ô tô
热门文章
站长推荐
Bắt 2 lãnh đạo của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất
Triệu hồi Audi A7 Sportback, A8L và Q7 tại thị trường Việt Nam
Tin thể thao 6
Triệu hồi Audi A7 Sportback, A8L và Q7 tại thị trường Việt Nam
Với tôi, nhà chồng là nơi ấm áp nhất trên thế gian này
Hướng dẫn sử dụng điều hòa Funiki tiết kiệm điện
[CS:GO] Major sẽ chỉ kéo dài trong hai tuần lễ, thay vì ba như hiện tại
Tin thể thao 5