CEO Qualcomm: Tình trạng đang dần cải thiện và sẽ tốt hơn trong năm sau
Khi dịch bệnh mới xuất hiện,àotìnhtrạngthiếuhụtchiptoàncầuchấmdứtylekeo tv các nhà sản xuất ô tô dự đoán doanh số bán hàng sẽ bị tác động tiêu cực nên huỷ đơn đặt hàng với các nhà cung ứng vi xử lý. Tuy nhiên, họ đã nhầm, nhu cầu mua xe tăng lên khiến nhiều nhà sản xuất không có đủ những thành phần quan trọng mà các phương tiện ngày càng phụ thuộc.
Các hãng xe thu thập mọi nguồn cung vi xử lý để phục vụ sản xuất khiến tình trạng khan hiếm trở nên nghiêm trọng. Cùng với tác động của đại dịch đối với nhân lực lắp ráp, các xưởng sản xuất đều trong tình trạng không có sản phẩm để giao.
Theo tờ The Elec, CEO Qualcomm Cristiano Amon cho biết, tuần trước tình trạng khan hiếm đã “hạ nhiệt” và có thể tiếp tục như vậy trong năm tới. Đầu năm nay, Samsung rất lo lắng về số lượng chip Snapdragon, tới mức phải cử người đứng đầu bộ phận di động TM Roh cùng một số giám đốc điều hành chuỗi cung ứng tới các bang để gặp gỡ, thuyết phục các công ty chip bổ sung thêm nguồn cung.
Cầu cao - cung ít, giá cả tăng cao là tất yếu. TSMC đã tăng giá 20% đối với các khách hàng nói chung, nhưng chỉ tăng 3% với đối tác lớn nhất và quan trọng nhất của họ là Apple. Các công ty cung ứng vi xử lý cho nhà sản xuất smartphone đều tăng giá, đồng nghĩa giá điện thoại sẽ cao hơn nữa vào năm sau.
Trung bình, giá chip 4G đã tăng 15% còn chip 5G là 5%. Điều này có vẻ trái ngược nhưng nhu cầu về chip 4G sẽ tiếp tục tăng cao, cho tới khi các mạng lưới 5G trở nên phổ biến trên toàn cầu.
Samsung Foundry, xưởng đúc chip lớn thứ hai thế giới sau TSMC, sản xuất chip cao cấp của Qualcomm, Snapdragon 8 Gen 1, trên tiến trình 4nm. Sản phẩm này sẽ xuất hiện bên trong các điện thoại cao cấp Android năm tới. Nguồn tin thân cận với Qualcomm và Samsung tiết lộ, sản lượng của tập đoàn Hàn Quốc là yếu tố chính quyết định việc Qualcomm có đủ chip giao cho khách hàng hay không.
CEO Arm Holdings: Tình hình sẽ tệ hơn nữa đối với ngành công nghiệp chip
Nhiều nhà điều hành trong ngành công nghiệp chip dự đoán tình trạng khan hiếm chip chỉ có thể kết thúc trong năm 2023. |
Tính tới cuối quý hai, theo Strategy Analytics, Qualcomm đang dẫn đầu trên thị trường vi xử lý smartphone toàn cầu, chiếm 36% doanh thu thị phần, tiếp đó là MediaTek với 29%, Apple đứng thứ 3 với 21%.
Nhiều nhà điều hành trong ngành công nghiệp chip không đồng tình với dự đoán có phần “màu hồng” của ông Amon. Theo GizChina, CEO Intel Pat Gelsinger nói rằng tình trạng khan hiếm chip sẽ kéo dài sang năm sau và chỉ có thể kết thúc trong năm 2023. CEO Arm Holdings, Simon Segars thể hiện thái độ tiêu cực hơn khi cho rằng tình trạng này còn diễn ra lâu hơn nữa.
Bất chấp bối cảnh thiếu hụt vi xử lý toàn cầu, Google đặt hàng Samsung sản xuất chip tự phát triển đầu tiên mang tên Tensor trên tiến trình 5nm, sử dụng trên dòng điện thoại Pixel 6, hỗ trợ các tính năng AI đặc biệt của hãng. Apple giới thiệu cặp đôi vi xử lý thế hệ mới cho máy tính Mac, có tên M1 Pro và M1 Max, chứa tương ứng 33,7 tỷ và 57 tỷ bóng bán dẫn.
Có thông tin cho rằng Apple dự định đặt hàng TSMC sản xuất chip 5G do họ thiết kế. Thế hệ chip mới có thể xuất hiện trên dòng iPhone 15 năm 2023. Qualcomm cho biết, họ dự kiến chỉ cung cấp 20% lượng chip 5G cho Apple trong năm 2023, 80% còn lại là loại chip do “táo khuyết” tự thiết kế.
Vinh Ngô (Theo Phonearena)
Công ty của Mỹ bị chỉ trích do góp phần khiến tình trạng thiếu chip kéo dài trên toàn cầu, ảnh hưởng đến ngành công nghệ và ôtô.