Rủi ro khó lường phía sau các khóa học hè cho trẻ có chi phí 'khủng'_giải bóng đá ukraine

Thị trường các khóa trại hè (summer camp) của Trung Quốc đã tăng gấp 5 lần giai đoạn 2018-2021,ủirokhólườngphíasaucáckhóahọchèchotrẻcóchiphíkhủgiải bóng đá ukraine từ 20 tỷ NDT (2,8 tỷ USD) lên 100 tỷ NDT (13 tỷ USD) và được dự đoán sẽ tăng gấp 4 lần về quy mô vào năm 2028. 

Được biết, có khoảng 50.000 nhà cung cấp trại hè đã đăng ký ở nước này, nhưng con số thực tế lớn hơn bởi nhiều nhóm hoạt động không giấy phép, theo Six Tone.

Sự phát triển của ngành công nghiệp tỷ đô này được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc. Các bậc cha mẹ coi mùa hè là thời điểm quan trọng, quyết định liệu con cái họ có thể có khởi đầu thuận lợi hơn so với các bạn cùng trang lứa hay đối mặt với khả năng bị tụt lại phía sau.

Các nhà tổ chức trại hè đã “tận dụng” nỗi lo lắng này bằng cách hứa hẹn sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng mà mọi người xung quanh đánh giá cao. 

Trên thực tế, chương trình giảng dạy trên lớp chỉ tập trung vào các môn học thuật thuần túy trong khi ngày càng có nhiều bậc cha mẹ mong muốn thúc đẩy con mình phát triển các kỹ năng cá nhân và tương tác xã hội, đặc biệt là những gia đình có ý định cho con đi du học.

Devin Perno, người đứng đầu một nhà cung cấp trại hè tại Trung Quốc trong 9 năm, cho biết: “Học sinh có thể ghi kinh nghiệm tham gia hoạt động này vào lý lịch của mình và điều này giúp ích cho việc đăng ký vào các trường đại học- vốn đã rất cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc”.

Nhiều bậc phụ huynh cũng tin rằng những khóa đào tạo như vậy sẽ được các trường học và đại học nước ngoài đánh giá cao. Ngày càng nhiều phụ huynh Trung Quốc đăng ký cho con mình tham gia Giải thưởng Công tước xứ Edinburgh. 

Giải Công Tước Xứ Edinburgh do Hoàng thân Philip, Công tước xứ Edinburgh thành lập năm 1956. Đây là chương trình phát triển bản thân uy tín nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng sống để tạo ra sự khác biệt. 

Giải thưởng cho phép học sinh tự đề ra mức độ thách thức của riêng mình và lựa chọn các hoạt động mà các em muốn tham gia. Các chương trình bao gồm những hoạt động tự nguyện, không tranh đua và cân bằng, khuyến khích sự khám phá, phát triển, tự lực, kiên nhẫn và trách nhiệm của bản thân. 

hinh 2 2.jpg
Một bé gái tập nhảy qua vòng lửa tại trại hè ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc vào tháng 7/2022.

Hiện tại, giải thưởng này hoạt động ở 130 nước trên thế giới và gần 6 triệu người trẻ tự thách thức mình qua việc tham gia chương trình này. Giải thưởng nhận được sự công nhận và trân trọng của các nhà tuyển dụng và đại học toàn cầu.

Ngoài ra, những khóa đào tạo trong môi trường ngoài trời cũng trở nên đặc biệt phổ biến vì nhiều bậc cha mẹ tin rằng chúng có thể giúp xây dựng khả năng thích ứng và tính độc lập của trẻ. 

Điều này dẫn đến sự gia tăng các hoạt động đào tạo kiểu quân đội vào mỗi dịp hè để tăng sức bền của trẻ em. Mỗi ngày, các em thức dậy lúc bình minh, dọn dẹp phòng, sau đó tham gia các khóa học kiến thức, huấn luyện kiểu quân đội, leo núi, đi bộ sa mạc, đi bộ đường dài hay thi đấu quyền anh.

Những khóa huấn luyện ngoài trời này đã trở nên cực kỳ phổ biến trong các gia đình trung lưu Trung Quốc trong những năm gần đây. Fang, người hy vọng có thể gửi con trai mình đến một trường quốc tế trong tương lai, nghĩ rằng trại hè có thể giúp ích cho việc nộp đơn ứng tuyển của cậu bé.

“Tôi hy vọng con sẽ học được một số kỹ năng cần thiết để quản lý cuộc sống hàng ngày của mình. Tôi biết các trường quốc tế đánh giá cao loại trải nghiệm ngoài trời như vậy”, Fang nói với Sixth Tone.

Rủi ro phía sau

Trước khi học sinh trên khắp Trung Quốc bắt đầu kỳ nghỉ hè, nhiều khóa học đào tạo kiểu quân đội đã được quảng cáo và các gia đình cũng tất bật đăng ký những suất sớm cho con mình. 

Tuy nhiên, đằng sau ngành công nghiệp tỷ đô đang nở rộ là những rủi ro đi kèm. Không ít hoạt động trong các trại hè được điều hành kém bởi đội ngũ nhân viên thiếu kinh nghiệm và không được đào tạo bài bản, khiến sự an toàn của trẻ em gặp nguy hiểm, một số người trong ngành cho biết.

Trên thực tế, một số bi kịch đã xảy ra. Năm 2021, một cậu bé 16 tuổi qua đời khi tham gia chuyến đi bộ đường dài kéo dài một tuần qua sa mạc Tengger (thuộc khu tự trị Nội Mông-Trung Quốc).

Đứa trẻ được cho là đã suy sụp vì kiệt sức vào ngày thứ ba của cuộc hành trình. Kết quả khám nghiệm tử thi xác nhận nguyên nhân cái chết là do say nắng. 

hinh 3 1.jpg
Những đứa trẻ trong trại hè ở Lữ Vương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc vào tháng 8/2020.

Đầu năm 2023, hai trong số những người chịu trách nhiệm về chuyến đi đã bị đưa ra xét xử vì tội vô ý làm chết người. Mẹ của cậu bé, Li Yan, đã trả 22.000 NDT để con trai tham dự trại hè vì tin rằng điều đó sẽ giúp cậu có cơ hội đi du học

 “Một giáo viên từ trung tâm tư vấn du học của trường nói với tôi rằng hoạt động này có thể mang lại lợi ích, thể hiện tinh thần phiêu lưu của học sinh và ban tuyển sinh nước ngoài chắc chắn thích những trải nghiệm như vậy”, bà Li nói với tạp chí thời sự Sanlian Life Week. Bà không bao giờ ngờ rằng ngày tiễn con đi cũng là lần gặp mặt cuối cùng.

Các vụ việc khác liên quan đến trẻ em bị thương nặng khi tham gia trại hè cũng được đưa tin trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Tìm kiếm cơ sở dữ liệu tư pháp của Trung Quốc bằng từ khóa “thương tích trại hè” cho ra 180 kết quả; 63% số vụ kết án được thực hiện sau năm 2018.

Đây có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhiều vụ việc liên quan đến thương tích tại trại hè được giải quyết riêng tư, trong đó các nhà tổ chức đã cố gắng để đảm bảo sự cố dù xảy ra cũng không bị đưa ra tòa. 

Tử Huy