La liga

Truyện Phiêu Miểu 3_bdkq laliga

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Truyện Phiêu Miểu 3_bdkq laliga

Phiêu Miểu 3 – Quyển Thiên Chỉ

Tác giả: Bạch Cơ Quán

Dịch: Quá khứ chậm rãi

Hồi 1: Bạch Ngọc Kinh

Chương 1: Đà Điểu

Gió xuân thổi nhẹ qua mặt,ệnPhiêuMiểbdkq laliga hoa hạnh rơi đầy đầu.

Nguyên Diệu xách một chiếc lồng chim tinh xảo bước đi trên đường Trường An đầu xuân. Gần đây, Trường An đang nổi lên một trào lưu ngắm chim, hắn phải đến tận phường Bình Khang để đưa con chim Oanh cổ đỏ* có thể hót một ca kỹ nổi tiếng.

* nguyên gốc là hồng điển hầu, dịch là Oanh cổ đỏ: Một loài chim ăn sâu làm cảnh, còn được gọi là "hồng hầu", "điển hầu", "hồng hầu ca kỳ", "hồng cổ", "dã kỳ", là loài chim quý trong lồng của Trung Quốc.

Phường Bình Khang còn được gọi là "Bình Khang Lý", nằm ở phía đông bắc phồn hoa và náo nhiệt nhất của Trường An, nơi đây đầy rẫy các tửu lâu, quán rượu, rạp hát, thanh lâu và sòng bạc, ca vũ kỹ nghệ hầu như đều tập trung ở đây.

Nguyên Diệu đến một nhạc phường tên là "Ôn Nhu Hương" để đưa Oanh cổ đỏ cho ca kỹ. Sau khi giao dịch rõ ràng, hắn chuẩn bị quay về. Khi hắn bước đến sân vườn thì một ông lão bán chim hạc tiên dẫn theo một đàn chim hạc đến "Ôn Nhu Hương" để bán.

Mụ tú bà thấy chim hạc tiên rất sinh động, có ý muốn mua để trang trí sân vườn, bèn thương lượng giá cả với ông lão. Một số ca kỹ đang tập luyện ca vũ nghe thấy có chim hạc tiên, bèn chạy ra sân vườn hóng chuyện.

Nguyên Diệu bị đám đông chặn lại, một lúc lâu cũng không ra được "Ôn Nhu Hương". Hắn chưa bao giờ thấy chim hạc sống, cũng không vội về, nên cũng đứng trong đám đông hóng chuyện.

Có tổng cộng năm con hạc tiên, mỗi con đều một bị buộc dây dưới chân, nối thành một chuỗi. Chúng cao khoảng một mét, dáng vóc thanh thoát và đẹp đẽ, khí chất cao khiết như tiên.

Cổ, má và cổ của hạc tiên đều màu nâu đậm, bộ lông trắng như tuyết bao phủ thân mình, lông cánh đen dài cong thành hình cung, phủ lên lông cánh trắng.

Đôi mắt linh hoạt và long lanh của hạc tiên không yên nhìn xung quanh, mỏ dài phát ra âm thanh "Gr... gr..."

Tuy nhiên, con chim cuối cùng khác với bốn con trước đó, nó có thân hình lớn hơn hạc tiên, dáng vóc béo mập và ngộ nghĩnh, bộ lông nâu rối bù. Nó có một cái đầu tròn, cổ dài không có lông, chân có hai ngón.

Mụ tú bà chê ông lão đòi giá quá cao, vừa phe phẩy quạt hoa vừa nói: "Bốn con hạc tiên, ông đòi năm mươi lượng bạc là quá đắt. Hôm trước, 'Trường Tương Tư' ở đối diện mua một đôi công Ấn Độ, chỉ tốn có mười lượng bạc thôi."

Ông lão cười nói: "Những con công màu mè đó làm sao so được với hạc tiên cao khiết? Quan lớn yêu thích là vì phẩm vị cao nhã, bà mua hạc tiên là để đảm bảo kinh doanh thịnh vượng. Lão phu không chỉ có bốn con hạc tiên, mà là năm con, giá này đã rất rẻ rồi."

Mụ tú bà liếc nhìn hạc tiên, nhíu mày nói: "Làm gì có năm con hạc tiên? Rõ ràng là bốn con."

Ông lão cười nói: "Lão phu tuy không biết chữ nhưng vẫn biết đếm, sợi dây này rõ ràng đang buộc năm con chim mà."

Mụ tú bà bĩu môi, nói: "Một sợi dây buộc năm con chim thì đúng, nhưng con chim vừa xấu vừa ngốc cuối cùng đó ta không công nhận là hạc tiên."

Ông lão quay lại nhìn con chim thứ năm, ngạc nhiên nói: "Nó không phải là hạc tiên sao?"

Mụ tú bà nghĩ rằng ông lão dùng con chim quái đản để giả mạo hạc tiên lừa tiền, châm biếm nói: "Nếu nó là hạc tiên thì ông lão là thần tiên rồi."

Mọi người cười rộ lên.

Trong đám đông, một đầu bếp người Tây Vực cười nói: "Ông lão, đó là đà điểu*. Lấy đà điểu giả mạo hạc tiên để bán, ông muốn tiền đến phát điên rồi hay coi tất cả chúng ta bị mù hả?"

* Đà điểu: Theo "Sử Đường, truyện Đột Quyết" ghi chép: Năm Vĩnh Chinh nguyên niên (năm 650 Công nguyên), nước Đột Quyết dâng con chim lớn, cao bảy thước, màu đen, chân giống lạc đà, đập cánh mà đi, mỗi ngày ba trăm dặm, có thể ăn sắt, dân gian gọi là đà điểu.

Đà điểu bị mọi người cười nhạo bèn rụt đầu vào cánh, dường như có hơi buồn bã.

Ông lão nhìn lại đà điểu, không khỏi sững sờ, như thể bừng tỉnh từ giấc mơ, ông ta kêu lên: "Lại là con quái vật này! Nó luôn tự cho mình là hạc tiên! Khi lão phu bắt hạc tiên, nó nhiều lần trộn lẫn vào hạc tiên. Khi lão phu bán hạc tiên nó lại dùng ảo giác mê hoặc lão phu, trộn lẫn vào hạc tiên để bán, lần nào cũng bị phát hiện, làm lão phu mất mặt, cản trở việc kinh doanh của lão phu!"

Ông lão tức giận dùng roi trong tay đánh đà điểu. Đà điểu vội vàng tránh né, nhưng ông lão hung hăng không chịu buông tha. Đà điểu vụng về không kịp né tránh nên bị đánh mấy cái. Roi đánh mạnh vào đà điểu, nó yếu ớt vỗ cánh phát ra vài tiếng kêu đau đớn.

Mọi người thấy ông lão đánh đà điểu thì cảm thấy rất buồn cười, đều cười lớn.

Nguyên Diệu không chịu được bèn chạy đến chắn giữa ông lão và đà điểu, nói: "Xin ông đừng đánh nó nữa!"

Ông lão giận dữ nói: "Nó là chim của lão phu, lão phu thích đánh thế nào thì đánh thế đó. Lão phu sẽ đánh chết nó rồi bán nó cho tửu lâu làm món ăn."

Đà điểu nước mắt đầm đìa, vô cùng sợ hãi, nó lại rụt đầu vào cánh, vẻ mặt như phó mặc cho số phận.

Nguyên Diệu không đành lòng nói với ông lão: "Ông ra giá đi, ta sẽ mua nó."

Ông lão nghe Nguyên Diệu nói vậy, mắt sáng lên, đưa ra giá trên trời: "Mười lượng bạc. Dù nó xấu xí và vụng về nhưng không phải là loài chim thường gặp, hơn nữa kích thước của nó lớn, phải giá này mới bán."

Nguyên Diệu cầm ba mươi lượng bạc vừa nhận được khi đưa con Oanh cổ đỏ cho ca kỹ. Hắn lấy ra mười lượng đưa cho ông lão mua lại đà điểu. Mọi người đều cho rằng Nguyên Diệu quá ngốc, bỏ mười lượng bạc mua một con chim lớn ngốc nghếch, nên đã bàn tán xôn xao.

Nguyên Diệu dắt con đà điểu bị thương rời khỏi "Ôn Nhu Hương", chán nản bước ra khỏi phường Bình Khang. Hắn có hơi lo lắng, tự ý lấy mười lượng bạc để mua, lúc biết giải thích sao với Bạch Cơ đây?!

Ở một ngã ba, Nguyên Diệu tháo dây buộc đà điểu, thả nó đi: "Ngươi tự đi đi. Sau này đừng giả làm hạc tiên nữa."

Nói xong Nguyên Diệu bèn rời đi.

Đà điểu mở to đôi mắt tròn xoe nhìn bóng dáng tiểu thư sinh rời đi.

Một lát sau, đà điểu đột nhiên nhấc chân chạy nhanh về phía tiểu thư sinh, đi theo sau hắn.

Nguyên Diệu phát hiện đà điểu đi theo mình, đuổi vài lần cũng không đuổi đi được, đành phải dẫn nó về Phiêu Miểu các.

Phiêu Miểu các.

Một con mèo đen lười biếng ngồi trên quầy, vừa ăn khô cá thơm vừa uống rượu La Phù Xuân trong chiếc chén sứ xanh, rất thoải mái và thư thái.

Khi Nguyên Diệu dẫn đà điểu bước vào Phiêu Miểu các, Ly Nô hét lên: "Meo! Mọt sách ngốc, ngươi mua con lạc đà về làm gì?! Phiêu Miểu các không có chỗ để nuôi gia súc đâu."

Nguyên Diệu nói: "Không phải lạc đà, mà là đà điểu. Nó là chim."

Đà điểu cúi đầu rất xấu hổ.

Thấy Ly Nô uống rượu giữa ban ngày, Nguyên Diệu không nhịn được nói: "Ly Nô lão đệ, tửu lượng của ngươi càng ngày càng lớn. Ban ngày cũng uống, nếu uống say rồi thì sao làm việc được? Ngươi không làm việc, ta cũng phải bị Bạch Cơ trừ lương với ngươi."

Ly Nô có hơi say, má ửng hồng, cười nói: "Hehe, mọt sách ngốc ngươi siêng năng một chút, làm hết việc của ta thì sẽ không bị chủ nhân trừ lương đúng không? Trong bếp còn một ít củi chưa chẻ, mọt sách ngốc nhanh đi chẻ củi đi."

Nguyên Diệu tức giận nói: "Ta đã đi Phường Bình Khang đưa Oanh cổ đỏ cho ngươi rồi, hôm nay sẽ không làm thêm việc gì nữa, dù sao cả hai chúng ta đều không được nhận lương."

"Mọt sách ngốc tính toán chi li ghê. Năm ngoái khi ngươi bệnh mấy ngày, ta đã làm tất cả việc của ngươi, còn phải sắc thuốc cho ngươi hai lần một ngày. Ta không kêu ca một lời, từ sáng sớm đến tối mịt, làm việc không kêu ca gì."

Nguyên Diệu không cãi lại được, đành nói: "Ừ. Nhưng Ly Nô lão đệ đâu có bệnh."

"Say rượu cũng là một loại bệnh mà."

Chén sứ xanh đã cạn, mèo đen đưa móng vuốt ra lấy hũ rượu.

Nhưng nó bất ngờ chạm vào khoảng không.

Mèo đen quay lại, phát hiện hũ rượu bị di chuyển, đà điểu không biết từ lúc nào đã bước đến, vùi đầu vào hũ rượu uống ừng ực.

Mèo đen giận dữ, nhảy lên tóm đà điểu: "Tên ngốc to xác này, dám uống trộm rượu của ta?!"

copyright © 2025 powered by Fabet   sitemap