Có gì trong cuốn sách kinh tế học bán chạy nhất mọi thời đại?_kèo bóng đá tây ban nha
Các triết gia thế tụccủa nhà kinh tế học và lịch sử kinh tế người Mỹ Robert L. Heilbroner là một trong hai cuốn sách bán kinh tế học bán chạy nhất mọi thời đại,ógìtrongcuốnsáchkinhtếhọcbánchạynhấtmọithờiđạkèo bóng đá tây ban nha với gần 4 triệu bản trên khắp thế giới. Sách xuất bản lần đầu năm 1953, trải qua 7 lần sửa chữa, bổ sung và đã được sử dụng làm tài liệu đọc bổ trợ cho hàng loạt sinh viên nhập môn kinh tế trong nhiều thập kỉ qua.
SáchCác triết gia thế tục. Ảnh: O.P. |
Sức mạnh phi thường của những nhà kinh tế học
Trong cuốn sách, Robert Heilbroner không chỉ nói về sự phát triển của tư tưởng kinh tế trong hai thế kỷ qua, mà còn miêu tả một cách đầy cảm hứng về những nhân vật mà theo ông là đã nổi danh một cách kỳ lạ, có ảnh hưởng lớn đến thế giới, nhưng chúng ta lại biết rất ít về họ.
Robert Heilbroner viết: “Trong sách giáo khoa lịch sử, họ chỉ là những kẻ vô danh: không chỉ huy bất kỳ đội quân nào, không giết hại bất kỳ ai, càng không thống trị một đế chế hay chẳng mấy tham gia vào những quyết định mang tính lịch sử…Tuy vậy, những gì họ đã làm đều có ý nghĩa quyết định với lịch sử hơn nhiều so với những hành động của các chính khách được bủa vây trong ánh hào quang”.
… Họ là những nhà kinh tế học vĩ đại”.
Nhìn chung, những nhân vật nổi bật trong cuốn sách đều có tầm ảnh hưởng trong giai đoạn đầu phát triển của kinh tế học, đó là: Adam Smith, Karl Marx, Henry George, John Maynard Keynes, Thomas Malthus, Afred Marshall và John Stuart Mill...
Những nhân vật này không chỉ quan tâm tới làn sóng trí thức rộng rãi vào thời đó, mà còn tham gia vào các vấn đề về chính sách công quan trọng liên quan tới việc cải thiện cuộc sống của người dân. Họ nhận thức về lĩnh vực của mình rộng hơn và thiên về những nhu cầu đạo đức hơn các nhà kinh tế ngày nay dường như đang làm.
Tác giả Robert L. Heilbroner. Nguồn:wikidata. |
Cuộc cách mạng kinh tế và đóng góp của các triết gia thế tục
Robert Heilbroner mở đầu cuốn sách bằng một câu hỏi cốt lõi: Điều gì khiến nền kinh tế hiện đại khác biệt hoàn toàn so với nền kinh tế thời trung cổ và cổ đại đến mức cần phải phát minh ra một ngành kiến thức hoàn toàn mới, cụ thể là “kinh tế” hay nghiên cứu về “kinh tế chính trị”?
Theo Heilbroner, thời cổ đại người ta dùng hai phương pháp là truyền thống và mệnh lệnh để duy trì xã hội. Ông lấy ví dụ ở xã hội truyền thống bị ràng buộc bởi đẳng cấp như Ấn Độ cổ đại, chức năng xã hội, hoặc công việc được truyền từ đời này qua đời khác theo phong tục tập quán: con trai theo cha và truyền thống được bảo toàn. Trong khi đó, ở Ai Cập cổ đại, các pharaoh thần thánh lại sử dụng chiếc roi vương quyền để buộc các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ.
Cũng theo Heilbroner, trong suốt nhiều thế kỷ, con người chỉ dùng hai phương diện truyền thống và mệnh lệnh, đề duy trì xã hội. Và chừng nào xã hội còn vận hành dựa trên hai cách này, thì không bao giờ xuất hiện ngành nghiên cứu đặc biệt, đó là kinh tế học. Xã hội chỉ cần các nhà thần học, nhà lý luận chính trị, triết gia, sử gia, còn nhà kinh tế học thì không.
Ở thời trung cổ, khái niệm lợi nhuận, nghĩa là mỗi người lao động có thể và nên không ngừng phấn đấu để tạo ra của cái vật chất hơn là một khái niệm hoàn toàn xa lạ với các nền văn hóa, và chúng chỉ xuất hiện lác đác trong thời kỳ Phục hưng và Cải cách.
Tuy nhiên, thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Cải cách - thực tế là cả thế giới cho đến thế kỷ 16-17 lại không thể chấp nhận hệ thống thị trường vì một lý do là Đất đai, Lao động, Vốn - Những nhân tố sản xuất cơ bản mà hệ thống thị trường - phân phối vẫn chưa tồn tại.
Đến năm 1700, 20 năm trước trước thời điểm Adam Smith ra đời, đã xuất hiện những châm ngôn mới hiển nhiên: “Con người tự nhiên đều ham muốn lợi lộc”. “Không có quy luật nào thắng được lợi nhuận”.
Trên bình diện quốc tế, một cơn sốt của cải và đầu cơ đã thu hút sự chú ý của châu Âu và hệ thống thị trường đã ra đời. Hệ thống này gọi là Chủ nghĩa tư bản và khái niệm lợi nhuận - nền tảng của hệ thống ăn sâu bám rễ đến mức con người sẽ sớm xác quyết rằng đó là một phàn hiện hữu ở mọi nơi và tồn tại vĩnh viễn trong bản chất con người.
Và cuối cùng, khía cạnh kinh tế đã thâm nhập vào lãnh địa thiêng liêng của các triết gia. Nhưng cũng phải đến Adam Smith - một triết gia với khả năng bao quát phi thường, thì cuộc cách mạng kinh tế với tầm nhìn mới mới xuất hiện.
Đóng góp đáng chú ý nhất của Adam Smith là học thuyết tự do kinh tế với bàn tay vô hình của thị trường và sự chuyên môn hóa lao động được ông nêu trong cuốnSự thịnh vượng của các quốc gia.
Trong cuốn sách này, Adam Smith không thiên vị lợi ích của bất cứ tầng lớp nào. Ông quan tâm đến việc gia tăng của cải cho quốc gia. Và của cải đối với Adam Smith là hàng hóa mà mọi người trong xã hội tiêu thụ.
Tiếp theo Adam Smith, Heilbroner tiếp tục tường thuật về lịch sử tư tưởng kinh tế với những đóng góp của các triết gia thế tục vĩ đại. Ví dụ Ricardo là công cụ trừu tượng. Ông coi đất đai, lao động và vốn là những mặt hàng trừu tượng, các nhà kinh tế sau này có thể xây dựng các mô hình kinh tế.
John Stuarrt Mill thì chỉ ra rằng phạm vi thực sự của luật kinh tế là sản xuất chứ không phải phân phối. Ông liên kết các quy luật sản xuất với các quy luật tự nhiên.
Còn Karl Marx là lý thuyết về biến động kinh tế (cách mạng công nghiệp, bóc lột lao động)… Ông coi chủ nghĩa cộng sản là là chủ nghĩa nổi bật trong mô hình của mình…
Heilbroner kết thúc cuốn sách bằng cách chỉ trích tình trạng kinh tế hiện tại. Ông lập luận rằng việc thu gọn kinh tế học thành một khoa học xã hội, cố gắng dự đoán hành vi của con người và thị trường thông qua các mô hình toán học không có bối cảnh chính trị xã hội, là vô ích và tự gây thất bại, và tước đi tiềm năng thực sự của lĩnh vực này.
Các nhà kinh tế học hiện đại cần quay trở lại với các ví dụ do các nhà triết học thế tục đưa ra, những người không bao giờ né tránh việc đặt ra những câu hỏi lớn, phức tạp về xã hội loài người.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.