VFF ngắm HLV Nhật Bản ngồi ghế nóng tuyển Việt Nam_nhận định roma vs

Lễ ký hợp đồng tài trợgiữa VFF với một đối tác lớn của Nhật Bản hôm 2/4 nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trong bối cảnh VFF đang tìm một HLV trưởng ngồi "ghế nóng" ở tuyển Việt Nam,ắmHLVNhậtBảnngồighếnóngtuyểnViệnhận định roma vs mối quan hệ hợp tác kéo dài 3 năm của hai bên mở ra nhiều triển vọng.

Trước đó, VFF cũng gia hạn hợp đồng tài trợ với một đối tác từ Nhật Bản khác, sau 5 năm hợp tác. Vai trò của đơn vị này là đối tác chính thức của VFF.

Trên thực tế, thời gian qua VFF nhận được nhiều hồ sơ ứng tuyển của các ứng viên từ châu Á, châu Âu... trong đó có cả những tên tuổi của bóng đá thế giới. Tuy nhiên, do có nhiều thời gian tuyển chọn, lần này VFF rất thận trọng, sàng lọc kỹ lưỡng.

vff 2.jpg
VFF liên tiếp hợp tác với các Mạnh thường quân đến từ Nhật Bản. Ảnh: Đ.C

Thường trực VFF cùng Hội đồng HLV Quốc gia đều có chung quan điểm về tiêu chí tuyển chọn HLV trưởng tuyển Việt Nam: HLV phải có uy tín, chuyên môn cao và đặc biệt hiểu văn hóa và xây dựng lối chơi phù hợp với con người Việt Nam.

Với những tiêu chí này, rõ ràng các ứng viên không phải cứ nổi tiếng là có ưu thế. Nói cách khác, với những nhà cầm quân đến từ châu Âu hay châu Mỹ rõ ràng gặp bất lợi hơn trong cuộc đua đến chiếc "ghế nóng". VFF tránh "vết xe đổ" của HLV Philippe Troussier, người được đánh giá là có trình độ chuyên môn cao nhưng không phù hợp.

Được biết, phần lớn các thành viên Ban chấp hành VFF ủng hộ phương án tìm một HLV Nhật Bản hoặc Hàn Quốc dẫn dắt tuyển Việt Nam, trong đó tỷ lệ chọn HLV Nhật Bản cao hơn.

Theo đánh giá, trình độ của các HLV Nhật Bản, Hàn Quốc cao nhất châu Á, tiệm cận trình độ thế giới. Đặc biệt các HLV này rất hiểu về văn hóa Á Đông, nên có thể hòa nhập nhanh khi tới Việt Nam làm việc.

hlv thai lan.jpg
HLV Nhật Bản, ông Masatada Ishii, ghi nhiều dấn ấn với tuyển Thái Lan. Ảnh: FAT

Ở Đông Nam Á hiện tại, tuyển Thái Lan đang dùng HLV Nhật Bản Masatada Ishii. Dù chỉ mới cầm quân hơn 3 tháng nhưng chiến lược gia đến từ xứ sở Mặt trời mọc giúp "Voi chiến" thi đấu rất ấn tượng ở Asian Cup 2023 và vòng loại World Cup 2026, trong đó có một trận hòa 1-1 ngay trên sân nhà của Hàn Quốc.

Về chuyên môn, HLV Nhật Bản thường xây dựng lối chơi dựa vào nền tảng thể lực, di chuyển nhiều nhịp, phối hợp nhỏ rất tốt. Cách chơi này được cho là phù hợp với tố chất của cầu thủ Việt Nam.

Bóng đá Việt Nam không đẳng cấp bằng Nhật Bản, nhưng chắc chắn sẽ học hỏi, lĩnh hội được những tinh hoa từ một nhà cầm quân đến từ đất nước này. Ngoài ra, nhiều chuyên gia nêu quan điểm, muốn thực hiện giấc mơ World Cup tuyển Việt Nam không nhất thiết học hỏi ở nơi nào quá xa, mà học ở những nền bóng đá phát triển tại châu Á và có nhiều sự tương đồng như Nhật Bản.

Về vấn đề tài chính cũng như mối quan hệ hợp tác, quay lại câu chuyện VFF ký hợp đồng dài hạn với các đối tác Nhật Bản thời gian qua, có thể là một nước đi có mục đích rõ ràng. 

Từ nay tới tháng 6, trước khi tuyển Việt Nam đá 2 trận còn lại của bảng F, vòng loại thứ 2 World Cup 2026 gặp Philippines và Iraq, VFF sàng lọc các ứng viên và chọn người phù hợp nhất. Trong trường hợp chưa có ai ưng ý, VFF khả năng dùng HLV tạm quyền như trường hợp của HLV Hoàng Anh Tuấn ở đội U23 Việt Nam.

Tuyển Việt Nam: Cần nâng cấp, nhưng bắt đầu từ đâu?

Tuyển Việt Nam: Cần nâng cấp, nhưng bắt đầu từ đâu?

Tuyển Việt Nam chắc chắn cần phải nâng cấp để khẳng định bản lĩnh và vị thế đã có được. Và công việc này không chỉ của người kế nhiệm ông Troussier.