Nghị quyết số 20-NQ/TƯ ngày 25/10/2017,Đưabácsĩkhágiỏivềvớidânnghèkq hang nhất anh tại Kỳ họp thứ Sáu, khoá XII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới khẳng định ngành y là một ngành đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt... Nghị quyết đưa ra quan điểm chỉ đạo đổi mới thể chế, bộ máy tổ chức, phương thức quản lý, nhân lực trong ngành y tế.
Thực tế từ nhiều năm nay, một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học y khoa chưa được sử dụng tốt, làm việc trái với nghề đào tạo hoặc chưa tìm được việc làm và có xu hướng tập trung ở lại khu vực thành thị. Không thiếu những trường hợp bác sĩ mới ra trường không mặn mà với việc trở lại quê nhà, nhất là về xã hay huyện nghèo.
Rất nhiều lý do để giải thích cho hiện trạng này, như nơi công tác ở địa phương nhất là các xã, huyện miền núi, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đơn vị đặc thù, còn thiếu cơ sở vật chất, không có điều kiện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thu nhập thấp, một số bác sĩ về quê hương công tác sau một thời gian lại tìm cách chuyển lên tuyến tỉnh, trung ương.
Trong khi đó, ở nông thôn, miền núi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn thiếu bác sĩ, nhưng hàng năm trên cả nước có rất nhiều sinh viên y khoa mới tốt nghiệp ra trường chưa được sử dụng trong các cơ sở y tế công lập.
Để ổn định nguồn nhân lực phục vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân được tốt, tiến tới mọi người dân được bình đẳng trong việc thụ hưởng dịch vụ y tế thuận tiện và có chất lượng, ngành y tế từ trung ương đến địa phương đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nguồn bác sĩ tại các cơ sở y tế tuyến dưới, ngành y tế đã thực hiện nhiều chương trình, như kết hợp quân dân y, đề án 1816, bệnh viện vệ tinh...
Tháng 1/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 92 chỉ đạo tiếp tục thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ chuyên môn từ tuyến trên về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới để nâng cao chất lượng bệnh viện tuyến dưới. Tháng 2/2013, Bộ trưởng Y tế ký quyết định ban hành Dự án Thí điểm đưa Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo) (gọi tắt là dự án 585).
Dự án 585 được đánh giá là bước đột phá của ngành y tế trong việc tiến tới bảo đảm đủ số lượng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Dự án đã bước sang giai đoạn 2 với nhiều đổi mới về đối tượng tham gia hay thời gian công tác tình nguyện.
Điểm chung của 2 giai đoạn là các bác sĩ trẻ đều tốt nghiệp khá, giỏi, đã được tuyển dụng tại các cơ sở y tế công lập, tham gia dự án sẽ được đào tạo bài bản theo chương trình đặc biệt, 1 thầy kèm 1 trò theo hướng "cầm tay chỉ việc" trong 24 tháng liên tục.
Chiến lược “dài hơi” tiếp sức cho y tế cơ sở tại khắp cả nước, tăng quyền bình đẳng trong khám chữa bệnh
Từ 7 bác sĩ chuyên khoa I đầu tiên của dự án 585 sau khi tốt nghiệp được đưa về các huyện nghèo vào tháng 6/2017, đến nay, hơn 700 bác sĩ trẻ được đào tạo chuyên khoa I đã và sẽ về công tác tại huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, theo Tiến sĩ Phạm Văn Tác, Phó Chủ tịch Hội đồng y khoa Quốc gia, Giám đốc dự án 585.
Lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá việc đưa bác sĩ trẻ về tới huyện nghèo, tạo cơ hội cho đông đảo người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, tăng quyền bình đẳng trong khám chữa bệnh, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội. Đây cũng là chiến lược “dài hơi” tiếp sức cho y tế cơ sở khắp cả nước.
Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc đào tạo, đưa bác sĩ trẻ, tốt nghiệp chuyên khoa I về công tác tại các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Bà con ở nhiều xã, huyện vùng sâu, vùng xa được tiếp cận y tế chất lượng cao ngay tại cơ sở.
Ví như bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết về công tác tại vùng cao của Lào Cai chỉ trong 3 năm đã mổ gần 1.300 trường hợp người bệnh, nghĩa là trung bình bác sĩ đã mỗ được 1 đến 2 ca một ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật. Một phần 3 trong số các ca mổ này thực hiện bằng phương pháp nội soi, đây là kỹ thuật hiện đại mà hiện nay một số huyện miền xuôi cũng chưa thực hiện được.
Hay bác sĩ Sùng Seo Tỏa, người dân tộc Mông, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Mường Khương (Lào Cai), đi học bác sĩ chuyên khoa I ngành sản về quê hương làm việc đã đã thực hiện được nhiều kỹ thuật, anh còn vận động người dân bỏ những tập tục không tốt cho sức khỏe, như không dám cho máu ai vì họ quan niệm cho máu mà họ mất thì mình mất theo...
Những kết quả này được ghi nhận ở nhiều nơi, như Tây Nguyên tại huyện La Pa, Gia Lai có bác sĩ Ya Vang là bác sĩ Y học cổ truyền, đã châm cứu, chữa cho không ít bệnh nhân trước đây liệt không đi lại được.
Hệ thống y tế của ngành Y tế Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá cao và Nghị quyết 20 Trung ương VI khóa 12 vừa qua cũng khẳng định y tế cơ sở là nền tảng. Bởi đây là nơi gần dân nhất, hàng ngày sát cánh với dân, nếu y tế cơ sở tốt thì nhiều người dân sẽ được cứu, không phải chuyển tuyến, giúp giảm tải cho tuyến trên. Người dân sẽ đỡ tốn thời gian, chi phí, họ sẽ tập trung sức lực đó để lao động sản xuất đem lại của cải cho cá nhân và gia đình họ. Như vậy các bác sĩ trẻ tình nguyện vừa góp phần rất quan trọng củng cố mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe, cũng giúp người dân tin hơn vào ngành Y tế, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Dự báo về nhân lực y tế cho thấy nhu cầu về số lượng bác sĩ và điều dưỡng cũng sẽ tiếp tục tăng. Trong giai đoạn 2021-2030, cả nước cần bổ sung thêm khoảng 72.000 bác sĩ, và 304.000 điều dưỡng. Theo từng vùng kinh tế- xã hội, vùng Bắc Trung bộ Duyên Hải miền Trung cần khoảng 14.000 bác sĩ và 60.000 điều dưỡng; vùng Tây Nguyên cần khoảng 5.400 bác sĩ và 20.700 điều dưỡng.
Nguyên nhân là do nhiều cơ sở y tế tuyến cơ sở có nguồn thu thấp dẫn đến đời sống của y bác sỹ, dược sỹ gặp rất nhiều khó khăn cần có một chính sách thích hợp, hấp dẫn để thu hút, hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ y bác sỹ công tác tại các đơn vị là cần thiết, phù hợp với điều kiện phát triển ngành y tế hiện nay.