Bộ TT&TT đề nghị VNPT, MobiFone hỗ trợ nhau sau chia tách_kèo nhà cái 2

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son mong muốn và đề nghị VNPT cùng VMS MobiFone tiếp tục duy trì,ộTTTTđềnghịVNPTMobiFonehỗtrợnhausauchiatákèo nhà cái 2 phát huy mối quan hệ gắn bó sẵn có thành "mối quan hệ hợp tác, đối tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển" sau khi chia tách.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son (giữa) chứng kiến lễ ký biên bản bàn giao giữa đại diện VNPT với Thứ trưởng Lê Nam Thắng. Ảnh: T.C

Vị Tổng tư lệnh ngành đánh giá Tập đoàn đã tạo điều kiện cho MobiFone phát triển vượt bậc trong 21 năm qua, "cống hiến cho xã hội một mạng viễn thông di động mạnh, một thương hiệu lớn", với quy mô vốn điều lệ 12.600 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại. Các chỉ tiêu kinh doanh của nhà mạng này trong năm 2014 cũng hết sức "đáng ấn tượng với quy mô của một công ty độc lập", với doanh thu 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận 7000 tỷ.

"Tách ra khỏi VNPT, MobiFone có sứ mệnh trở thành một trong ba tập đoàn viễn thông mạnh của Quốc gia, theo đúng quy hoạch về thị trường viễn thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ sở cho một thị trường viễn thông cạnh tranh và bền vững", Bộ trưởng Son nhấn mạnh.

Với trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành, Bộ TT&TT cam kết sẽ xây dựng hành lang pháp lý, đề xuất với Chính phủ có các cơ chế, chính sách phù hợp, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cả VNPT lẫn MobiFone hoạt động hiệu quả, sau tái cơ cấu sẽ trở thành những đơn vị mạnh, không ngừng phát triển.

Với việc MobiFone đã chính thức được bàn giao về Bộ TT&TT, Đề án Tái cơ cấu VNPT do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã đi được những bước triển khai quan trọng đầu tiên. Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, sau buổi lễ bàn giao này, bản thân VNPT, MobiFone cũng như cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ TT&TT sẽ có rất nhiều công việc phải triển khai tiếp theo. Cụ thể, VNPT phải xây dựng các đề án thành lập 3 Tổng công ty, tổ chức phần còn lại của Tập đoàn theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa và hoạt động hiệu quả hơn, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính. Trong khi đó, VMS MobiFone sau khi ra riêng sẽ phải tiếp tục xây dựng và trình Bộ cũng như Chính phủ Đề án thành lập Tổng công ty Viễn thông Di động MobiFone và nhất là kế hoạch Cổ phần hóa trước năm 2015.

Điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh

Tuy vậy, đại diện Tập đoàn VNPT tỏ ra khá thận trọng khi chia sẻ về triển vọng kinh doanh của Tập đoàn sau khi chia tách. "Kế hoạch năm nay, nếu có cả MobiFone thì Tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi chia tách thì chúng tôi đã điều chỉnh lại là khoảng 86.000 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 2.600 tỷ đồng và nộp ngân sách 3.500 tỷ", ông Phan Hoàng Đức, Phó Tổng Giám đốc thường trực Tập đoàn VNPT cho biết. " Sự điều chỉnh này là cần thiết để đáp ứng với thực lực tập đoàn", ông giải thích. Để so sánh, năm 2013, tổng doanh thu VNPT đạt khoảng 119.000 tỷ đồng, lợi nhuận 9265 tỷ đồng.

Ông Đức cũng thừa nhận rằng việc chỉ còn lại mạng VinaPhone thay vì sở hữu cả hai mạng di động MobiFone và VinaPhone như trước đây  "chắc chắn sẽ có tác động lớn đến thương hiệu, thị trường, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT trong thời gian tới, bởi VMS là đơn vị có tỷ trọng doanh thu lớn, lợi nhuận đóng góp tới gần 70% tổng lợi nhuận Tập đoàn". Tuy nhiên, ông này tin rằng khó khăn sẽ tạo nên vị thế mới cho nhà khai thác và tăng sự cạnh tranh cho thị trường viễn thông trong nước.

Liên quan đến câu chuyện "cạnh tranh" hay "hợp tác", vị đại diện của VNPT chia sẻ khá thẳng thắn. "Đúng, đã tách ra thì rõ ràng phải cạnh tranh với nhau. Nhưng thị trường viễn thông chung vẫn có sự chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ TT&TT nên sự cạnh tranh này là lành mạnh. Cạnh tranh sẽ trở thành động lực để phát triển". Dù vậy, trong quan điểm của VNPT thì "gọi là đối thủ cũng không sai", nhưng hiểu một cách cơ bản thì VinaPhone, MobiFone sẽ nghiêng về "đối tác chiến lược" nhiều hơn.

Tuy nhiên, điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh không phải là việc cần làm duy nhất của VNPT lúc này. Nhiệm vụ tái cơ cấu đòi hỏi Tập đoàn này cũng phải có những điều chỉnh quan trọng về chiến lược kinh doanh trong thời gian tới, nhất là khi không còn "con gà đẻ trứng vàng" VMS nữa. Ông Đức cho biết sự thay đổi của VNPT sẽ học theo kinh nghiệm của các nước, các nhà khai thác viễn thông trên thế giới, trên cơ sở tập trung cho hạ tầng, vốn là một thế mạnh của Tập đoàn. Trên cơ sở hạ tầng đấy, VNPT sẽ tổ chức đưa ra các loại hình dịch vụ sản phẩm phù hợp. Đồng thời, bộ máy quản lý sẽ được sắp xếp lại theo hình thức tinh gọn nhất.

VNPT và MobiFone đều cam kết quá trình tái cơ cấu sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng chục triệu khách hàng của cả hai đơn vị này, dù là trong lĩnh vực thông tin di động, cố định hay Internet. "Chúng tôi khẳng định khách hàng sẽ được thụ hưởng nhiều lợi ích hơn bởi theo quy luật tất yếu, VNPT và MobiFone sẽ càng phải nỗ lực hết mình để nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và xã hội. Đây là một trong những mục tiêu chiến lược của quá trình tái cơ cấu VNPT", ông Đức kết luận.

Trọng Cầm

Tin liên quan

VNPT chính thức chuyển giao MobiFone về Bộ TT&TT

VNPT sẽ trình đề án lập 3 Tổng công ty trong tháng 7