Mỹ đứng về phía Apple và Amazon phủ nhập chip gián điệp 'đầu bút chì'_ket qua cup c1 chau au
Tuyên bố của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và Cục An ninh mạng Vương quốc Anh đều khẳng định,ỹđứngvềphíaApplevàAmazonphủnhậpchipgiánđiệpđầubútchìket qua cup c1 chau au không có lý do nào để nghi ngờ tuyên bố phủ nhận của các hãng công nghệ lớn như Apple và Amazon.
Trước đó, theo Bloomberg, Trung Quốc đã cho lắp đặt các con chip gián điệp siêu nhỏ trên bo mạch chủ do hãng công nghệ Mỹ SuperMicro chế tạo. Hệ thống máy chủ của hơn 30 công ty lớn gồm cả Apple, Amazon và một loạt những cơ quan của chính phủ Mỹ được cho rằng đều sử dụng bảng mạch này.
Mỹ phủ nhận việc các công ty công nghệ hàng đầu bị cài chip gián điệp vào máy chủ |
Con chip này có thể chuyển dữ liệu từ máy chủ đến kẻ tấn công, cho phép theo dõi toàn bộ thông tin, hoạt động những công ty giàu có và mạnh vào bậc nhất thế giới.
Apple, Amazon và Supermicro ngay sau đó đã đưa thông báo phủ nhận cáo buộc của Bloomberg. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết hãng này sẵn sàng chịu trách nhiệm trước nguồn tin của mình.
Nhiều ý kiến cho rằng, Apple và Amazon đã cố tình che giấu việc bị cấy chip gián điệp. Nhưng cũng có những người nghi ngờ độ tin cậy cáo buộc của Bloomberg.
Quy trình "cài đặt" chip "gián điệp" vào các công ty công nghệ |
Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh mạng trước các mối đe dọa trong và ngoài nước. Rất hiếm khi tổ chức này đưa ra tuyên bố về một mối đe dọa cụ thể. Còn theo Bloomberg, vụ việc này đã được liên bang điều tra trong 3 năm.
Cho đến thời điểm hiện tại, vụ việc tạo ra xung đột ngay cả trong giới chuyên gia công nghệ, nhiều người không biết nên tin Bloomberg hay những nguồn tin khác. Và cho đến khi loại chip gián điệp này chưa được công bố, vụ việc sẽ tiếp tục gây tranh cãi.
H.N. - Thùy Linh - Thu Trang (tổng hợp)