Tại sao các nhà bán lẻ trực tuyến nên tìm cơ hội vào thị trường Đông Nam Á?_giải bangalore super division ấn độ
TheạisaocácnhàbánlẻtrựctuyếnnêntìmcơhộivàothịtrườngĐôngNamÁgiải bangalore super division ấn độo báo cáo của Hiệp hội di động Groupe Spécial (GSMA), giá trị bán lẻ thương mại điện tử tại Đông Nam Á sẽ đạt khoảng 88 tỷ USD vào năm 2025. Con số này nhiều hơn gấp 8 lần giá trị bán lẻ 11 tỷ USD của Google trong năm ngoái. GSMA là một cơ quan thương mại đại diện cho các nhà khai thác mạng di động.
Cũng theo GSMA, sự tăng trưởng nóng của thị trường bán lẻ Đông Nam Á chủ yếu do lượng người dùng cơ sở tương tác ngày càng đông. Hiện có tới 40% chủ sở hữu smartphone tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đang mua hàng hóa và dịch vụ thông qua smartphone.
Khá bất ngờ khi GSMA nhận thấy, lượng người dùng Internet trên di động tại Đông Nam Á chủ yếu quan tâm tới mua sắm trên các trang thương mại điện tử. Người tiêu dùng tại Đông Nam Á dành trung bình 140 phút/tháng để mua sắm trực tuyến so với 80 phút/tháng của người dân Mỹ.
Tất nhiên Đông Nam Á có những động lực tăng trưởng nhất định giúp thu hút người tiêu dùng, đó là các trang thương mại điện tử như Lazada, Shoppe hay Tokopedia. Ưu thế của nền tảng di động giúp các nhà bán lẻ quy mô nhỏ có thể bán và giao dịch với khách hàng trực tuyến. Nhờ đó hoạt động kinh doanh cũng trở nên sôi động và hiệu quả hơn.
Trên thực tế, báo cáo trước đó của GSMA đã nhận thấy xu hướng phát triển mạnh của thương mại điện tử trên di động. Số lượng tài khoản di động đã tăng hơn 50%, lên 86 triệu tài khoản chỉ trong giai đoạn từ năm 2016-2017.
Xét trong cục diện 10 nước Đông Nam Á, GSMA nhận định Singapore hiện là thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhất. Quốc đảo Sư tử đang tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ. Nhờ lợi thế cơ sở hạ tầng phát triển và mức sống cao, dân số có hiểu biết nhất định về kỹ thuật số, Singapore được coi là một thị trường "đã trưởng thành" về lĩnh vực thương mại điện tử.
Trong khi đó, các quốc gia như Việt Nam hay Indonesia, Thái Lan vẫn đang là những thị trường thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và đang dần "trưởng thành" hơn qua thời gian.
Theo đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tin rằng, quy mô thị trường sẽ đạt 10 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng 30 - 50%/năm vào năm 2022.