9 việc cha mẹ nên làm nếu muốn con thành công_keo giai ma
Những bậc phụ huynh thành công như nguyên hiệu trưởng Stanford,ệcchamẹnênlàmnếumuốnconthànhcôkeo giai ma cựu chỉ huy đội đặc nhiệm Seal hay bố của ông chủ Facebook đã đưa lời khuyên về việc cha mẹ nên làm nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ tạo nên kỳ tích sau này.
1. Thể hiện tình yêu thương
Mọi thứ đều xuất phát từ tình yêu thương. Ngay cả cựu chỉ huy đội đặc nhiệm Seal của Navy Eric Greitens cũng từng nói về tình yêu thương khi đưa lời khuyên về việc giáo dục một đứa trẻ thành công. Nhưng ông không phải người duy nhất.
“Hãy yêu thương trẻ một cách quyết liệt. Hãy yêu mọi thứ của chúng, ngay cả những thứ khó chịu. Hãy yêu trẻ vì hành động và ý định của trẻ” – tác giả Christie Halverson viết trong một bài báo rất nổi tiếng của bà về việc nuôi dạy trẻ. “Hãy để trẻ biết rằng bạn yêu thương chúng nhiều như thế nào ở cả ngôn từ lẫn hành động. Mỗi ngày”.
2. Theo đuổi cơ hội
Khái niệm tốt nhất về tinh thần doanh nhân mà tôi từng được nghe là “sự nắm bắt cơ hội mà không quan tâm đến các nguồn lực hiện tại bị giới hạn như thế nào”. Để thể hiện điều này, trước hết cần thể hiện sự tôn trọng với những người dám theo đuổi ước mơ và theo đuổi những cơ hội mà họ khát khao nhất.
Tiến sĩ Edward Zuckerberg – bố của ông chủ Facebook Marl Zuckerberg từng khuyên: “Thay vì áp đặt lên bọn trẻ… hãy nhận ra điểm mạnh của chúng là gì và ủng hộ những điểm mạnh đó, hỗ trợ sự phát triển những thứ mà trẻ đam mê”.
3. Chấp nhận thất bại
Một trong nhiều điều trớ trêu của việc làm cha mẹ là nếu bạn khuyến khích trẻ mạo hiểm và theo đuổi cơ hội, đôi khi chúng sẽ thất bại. Vì thế, quan trọng là giúp trẻ hiểu thất bại gần như không bao giờ là chấm hết.
“Chúng ta đang giúp trẻ bằng cách dìu dắt chúng đi từ cột mốc này tới cột mốc khác và bảo vệ chúng khỏi những thất bại và đau đớn. Nhưng giúp đỡ một cách thái quá lại làm hại trẻ” – nguyên hiệu trưởng Stanford Julie Lythcott-Haimes viết trong cuốn sách “How to Raise an Adult” của bà. “Nó có thể khiến người trẻ không khai thác được điểm mạnh về kỹ năng, ý chí và tính cách – những yếu tố để hiểu về bản thân và gây dựng cuộc sống”.
4. Cho thấy bạn biết vai trò của mình
Bạn có thể là một phụ huynh tiến bộ, nhưng hãy nhớ rằng trẻ con chỉ là trẻ con. Chúng không cần bạn là bạn bè cùng lứa. Trẻ cần bạn là bố mẹ chúng.
“Đôi khi tất cả chúng ta đều cần một người có kinh nghiệm và có thẩm quyền hơn để cho chúng ta thấy cách nào là tốt hơn” – Greitens nói.
Tiến sĩ Leonard Sax – tác giả cuốn “The Collapse of Parenting” cũng có cùng quan điểm. Ông chia sẻ rằng, ông từng thấy những phụ huynh cho phép những đứa trẻ 8 tuổi đưa ra quyết định cuối cùng về ngôi trường mà mình sẽ theo học. “Tôi biết những trường hợp con trẻ rõ ràng là đưa ra quyết định sai, và cha mẹ biết điều đó nhưng hoàn toàn bất lực trong việc bác bỏ con mình. Đứa trẻ chính là người gánh chịu hậu quả”.
5. Thể hiện niềm tin của mình
Việc thể hiện niềm tin vào cái gì đó và cho trẻ thấy điều đó là một yếu tố quan trọng. Đó là vấn đề làm gương về niềm tin rằng mọi thứ sẽ ổn nếu tư duy tích cực.
6. Thể hiện sự tin tưởng vào trẻ
Hãy để trẻ giải quyết những thách thức, để chúng có thêm trải nghiệm và xây dựng sự tự tin. “Trẻ nên biết rằng bạn luôn ở đó và chúng có thể gọi bạn bất cứ khi nào cần” – Greitens nói. “Nhưng hãy cho trẻ cơ hội học cách giải quyết vấn đề của mình”.
“Nếu lúc nào bạn cũng đứng ra tranh cãi với giáo viên, hiệu trưởng, huấn luyện viên, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang quá lạm quyền. Khi mà chúng ta luôn là người tranh cãi, chúng ta sẽ không dạy được trẻ cách biện hộ cho mình”.
7. Thể hiện sự cân bằng trong cuộc sống
Chúng ta nói nhiều về sự cân bằng cuộc sống – công việc, nhưng trải nghiệm này khiến tôi nhận ra rằng đó không chỉ là vì lợi ích của chúng ta, mà nó còn là vì lợi ích của con trẻ.
8. Thể hiện niềm tự hào
Hãy cho trẻ sự ủng hộ vững chắc của bạn và cũng thể hiện niềm tự hào của bạn vào trẻ. Tuy nhiên, đôi khi con trẻ nhạy cảm hơn người lớn nghĩ. Chúng biết khi nào bạn đang thành thật, khi nào bạn khen ngợi về những thứ mà chúng không thực sự xứng đáng.
9. Thể hiện trách nhiệm
Nếu bạn muốn đứa trẻ của mình biết chịu trách nhiệm và có tinh thần làm việc tốt, hãy làm gương cho trẻ.
- Nguyễn Thảo (Theo Inc)