Thạc sĩ triết học làm shipper,ịchlýthạcsĩcửnhânđổxôlàkết quả bóng đá giải ngoại hạng vẫn phải quê vì thất nghiệp
Chàng trai 8X họ Trần quê ở Thành Đô (Trung Quốc) đã từng tốt nghiệp bằng thạc sĩ của Đại học Tứ Xuyên, tờ China Youth Daily mới đây đưa tin.
Sau đó, anh Trần chuyển đến thủ đô Bắc Kinh để làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Ở tuổi 35, anh quyết định nghỉ việc và cùng bạn bè góp vốn thành lập một công ty nhỏ. Tuy nhiên, do làm ăn thua lỗ, công ty phá sản và anh phải tìm hướng đi mới. Trong thời gian gửi hồ sơ xin việc, anh Trần đã thuê một chiếc xe máy điện và trở thành nhân viên giao hàng (shipper).
Trên thực tế, shipper đã trở thành nghề nghiệp phổ biến với lao động thất nghiệp ở Trung Quốc. Đây là công việc có thu nhập ổn định, thậm chí là hậu hĩnh nếu đi giao hàng vào ban đêm và nhận nhiều đơn hàng.
"Buổi sáng tôi thường đi giao hàng, có thể tăng ca vào tối muộn nếu muốn. Còn lại thời gian trong ngày tôi làm công việc viết lách tạm thời và đọc sách. Tôi kiếm được khoảng 4.000 - 5.000 NDT mỗi tháng (khoảng 13,6 - 17 triệu đồng)".
Khác với nhiều thạc sĩ và tiến sĩ khác ở Trung Quốc- những người cố gắng che giấu bản thân khi làm shipper vì cho rằng đây là một công việc tay chân, anh Trần lại vui vẻ chấp nhận công việc và chia sẻ rằng mỗi lần đi giao hàng giữa lòng thành phố Bắc Kinh đông đúc về đêm, anh cảm thấy mình được tự do, không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh như thời còn làm công sở.
"Nhiều áp lực vây quanh như tiền trang trải cuộc sống, tiền nhà trọ... đã khiến tôi bế tắc", anh nói.
Ngay khi đăng tải lên mạng xã hội, câu chuyện của anh Trần đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Một số người ác ý bình luận rằng anh đang làm xấu mặt trường đại học của anh trong khi nhiều người đồng cảm, cho rằng không chỉ riêng anh Trần mà nhiều người trẻ cũng rơi vào tình cảnh thất nghiệp, đồng thời khuyên anh nên xem thực tế hiện nay là động lực để trở về quê sinh sống và lập nghiệp.
Gia đình, bạn bè và nhiều thầy cô đã nhắn tin động viên sau khi xem hết video của anh Trần.
"Họ không coi thường tôi. Gia đình còn nói rằng đây là cơ hội để tôi quay về Thành Đô. Bắc Kinh không phải nơi duy nhất mà tôi có thể sinh sống và hoàn thành lý tưởng cuộc đời", anh Trần tâm sự.
Trần cho biết thời gian tới sẽ về quê ở Thành Đô và nộp đơn xin việc ở một vài trường đại học tư thục để làm giảng viên.
65.000 thạc sĩ, 170.000 cử nhân làm shipper
Tờ South China Morning Postdẫn số liệu năm 2022, có khoảng 60.000 thạc sĩ làm nhân viên giao hàng cho Meituan (nền tảng mua bán và giao đồ ăn trực tuyến tại Trung Quốc).
Trong khi đó, báo cáo của Meituan chỉ ra rằng, trong nửa đầu năm 2021, ít nhất 65.000 thạc sĩ và 170.000 cử nhân Trung Quốc đã đầu quân cho hãng này. Ước tính 24,7% trong tổng số 2,95 triệu tài xế giao hàng sở hữu ít nhất một bằng đại học, tăng 6,7% so với năm 2020.
Theo thống kê năm 2021, có khoảng 16% nhân viên giao hàng làm việc bán thời gian tại Meituan là sinh viên năm nhất, 47% là sinh viên năm 2, 28% là sinh viên năm 3, 8% là sinh viên năm 4 và còn lại là trình độ thạc sĩ.
Shipper đã trở thành nghề nghiệp phổ biến với lao động thất nghiệp ở Trung Quốc càng có nhiều người trẻ chọn làm nhân viên giao hàng thay vì vào làm cho một nhà máy với mức lương tương đương. Theo phân tích của tờ The Paper,nghề giao hàng đối với giới trẻ không chỉ là chuyện tiền lương mà còn là cảm giác tự do.
Các ngành nghề sản xuất ổn định hơn và có sự phát triển kỹ năng, lộ trình rõ ràng, tuy nhiên thường thiếu tự do, thiếu bất ngờ và tính khám phá.
Hiện nay, thị trường việc làm tại quốc gia tỷ dân đang cạnh tranh gay gắt, số lượng sinh viên tốt nghiệp lớn chưa từng thấy và tình trạng thất nghiệp ở độ tuổi thanh niên đang trở nên đáng báo động. Năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở Trung Quốc đã đạt gần 20%, tờ Deutsche Welleđưa tin.
Một số người tìm đến công việc giao hàng như sự bám víu tạm thời. Nhiều người khác quyết định dấn thân vào khu vực nhà nước để tìm kiếm sự an toàn giữa "bão bất ổn".
Tử Huy