Mẹo nấu nướng giúp giảm chi phí bữa cơm gia đình_trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay
Chi cho ăn uống là khoản chi thường xuyên và chiếm khá lớn trong ngân sách nhưng người ta thường chi cho thức ăn nhiều hơn những gì họ nhận ra. Có những gợi ý cách để chặn đứng sự “vô thức tai hại” này.
Chi phí thực phẩm thực sự tăng lên theo thời gian. Báo cáo Tổng cục Thống kê cho thấy,ẹonấunướnggiúpgiảmchiphíbữacơmgiađìtrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay chi cho lương thực, thực phẩm của người Việt tăng gấp 3 so với cách đây 10 năm.
Bạn có sự lựa chọn khi bước vào siêu thị. Bạn có sự lựa chọn khi ra ngoài ăn. Bạn co sự lựa chọn khi ăn một thứ gì đó ở nhà.
Tất cả những lựa chọn này là kết quả của một “bộ quy tắc” trong đầu. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những người có “bộ quy tắc” tốt có thể tiết kiệm một lượng lớn thực phẩm mỗi năm.
The Simple Dollar có một vài gợi ý để làm nên “bộ quy tắc rẻ” đó.
1. Làm những món đơn giản
Cách tiết kiệm lớn nhất mỗi khi nói đến ngân sách thực phẩm là ăn ở nhà. Kể cả người ăn một mình.
Nhiều người cho rằng ăn ở nhà rất mất thời gian. Vì thuận tiện, họ gọi món hay đến một nhà hàng, một quán cơm bình dân.
Nhưng thực tế thì không như họ nghĩ.
Có nhiều bữa ăn bổ dưỡng có thể thực hiện dễ dàng trong nửa tiêng, thậm chí 10-15 phút. Món mì ống mất chừng 10 phút cho việc đun sôi nước và đổ nước sốt lên mì (dĩ nhiên với những người quen tay, còn nếu đang mò mẫm thì sẽ mất nhiều thời gian hơn). Bạn cũng có thể đổi vị cơm bằng món bánh mì kẹp thịt, rau hấp dẫn. Bạn có thể nấu súp rất đơn giản bằng cách cho mọi thứ vào một nồi nước lớn. Trong lúc chờ món ăn nhừ có thể tranh thủ làm việc khác. Đọc tin tức chẳng hạn. Xào cũng khá đơn giản. Đảo đảo ít rau, ít thịt, cơm chỉ cần nhấn nút và đợi đến giờ là ăn.
Hầu hết các món như vậy đòi hỏi ít thời gian. Dĩ nhiên khi nấu cho cả gia đình sẽ lâu hơn nấu cho một người ăn. Nhưng cũng không quá mất thời gian như bạn tưởng, trừ khi bạn chọn những món cầu kỳ. Hầu hết chúng cũng rẻ hơn so với ăn ngoài. Và thi thoảng, cũng đừng quên thử vài món phức tạp, để hưởng cái lạc thú của công việc nấu nướng.
2. Sử dụng những nguyên liệu giảm giá
Một khi đã thoải mái việc với nấu ăn thì tìm nguồn nguyên liệu rẻ cũng hết sức quan trọng.
Có nhiều cách, chẳng hạn nấu ăn theo mùa. Ở Việt Nam mùa nào thức nấy, những nguyên liệu vào mùa thường sẽ rẻ hơn tại các thời điểm khác trong năm. Cũng đừng nghĩ chúng nhàm chán, có hàng trăm cách nấu chỉ với một quả trứng.
Một cách khác là nhìn vào tờ thông báo giảm giá các siêu thị hay nhét vào ô cửa nhà bạn, gửi email, thông báo trên tạp chí, hay mua vào thời điểm cuối ngày, vét chợ, bạn dễ dàng mua được những nguyên liệu với giá phải chăng hơn.
Nhiều món có thể mua vào thời điểm rẻ, rồi bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh được một thời gian khá dài, thậm chí vài tháng. Như quả sấu, cà chua, miếng thịt… Chỉ có điều lưu ý, một khi đã rã đông thì phải dùng ngay, không thì thực phẩm rất dễ biến chất.
3. Tận dụng lợi thế “rẻ” của miếng thịt
Thịt ở Việt Nam không phải rẻ. Nhưng là một người nấu nướng, bạn sẽ biết một quy tắc: Không phải lúc nào đắt tiền thì mới ngon. Nó còn tùy thuộc vào món ăn bạn định làm.
Chẳng hạn, làm món bánh mì kẹp thịt, không nhất thiết phải mua miếng đắt nhất, nạc nhất. Thịt bò xay, thường được làm từ phần nạc vai - vốn nhiều mỡ, dai, giá khá rẻ so với các phần khác, là sự lựa chọn lý tưởng (không phải ngẫu nhiên mà các hãng đồ ăn nhanh như McDonald’s chọn loại thịt này cho món humburger của mình). Bởi trong quá trình nướng, phần béo dư thừa có xu hướng chảy bớt. Vì thế, thực tế, miếng thịt 80/20 (80 phần thịt, 20 phần mỡ) lại giúp món burger ngon hẳn hẳn so với miếng thịt 95/5 đắt đỏ.
Làm món súp cũng tương tự. Bởi thịt sẽ bị hầm nhừ nên không cần chọn miếng quá ngon quá đắt.
4. Làm những món có thể để dành ăn dần
Nhiều món phải ăn nóng ngay mới ngon, nhưng cũng rất nhiều món có thể đông lạnh dùng sau này. Nhiều thành phần của món súp, hầm có thể làm một mẻ lớn rồi mỗi khi nấu, bạn có thể chắt ra một ít dùng dần.
Lasagna là một món ăn kỳ công. Nhưng nếu bạn thích món ăn kiểu Âu này thì có thể “tiết kiệm” thời gian làm cho những lần sau. Trong nấu lasagna có phần làm lá mỳ. Thay vì chỉ làm đủ cho lần ăn này, hãy làm thêm và đóng băng chúng trước khi trần. Sau đó, mỗi khi có ý định làm lasagna, bạn chỉ cần rã đông thì đã tiết kiệm được công đoạn làm lát mỳ cũng khá kỳ công.
Cách làm này có thể áp dụng tương tự với nhiều món khác. Nó giúp giảm thời gian chuẩn bị, dễ dàng gợi ý thực đơn bằng những thứ có sẵn trong tủ, cũng như tiết kiệm tiền mua nguyên liệu khi có thể mua với lượng lớn.
5. Không nhất thiết phải mua dựa trên thương hiệu.
Có những mặt hàng không cần quá chú trọng vào thương hiệu – điều có thể khiến bạn phải móc túi chi thêm. Chẳng hạn bột, đường, gia vị… thường là những thứ sẽ “thay đổi” rất lớn trong quá trình nấu nướng. Hầu như chúng không quá khác giữa các thương hiệu, khác biệt lớn nhất thường lại nằm ở… cái tên. Với những thứ này, chủ yếu cần xem xét họ có “tiền án” làm bẩn, làm gian lận và cách xử lý như thế nào.
Nếu bạn vẫn nhận ra sự khác biệt, thì cũng đừng ngại ngần trung thành với thứ bạn ưng ý nhất. Đôi khi, nhận ra thứ mình thích và thoải mái với nó còn quan trọng hơn việc lựa chọn ít tốn kém.
6. Đừng mua quá nhiều thực phẩm tươi sống
Không phải lúc nào cũng nên mua nhiều và cho hết vào tủ lạnh. Có nhiều thứ sẽ biến chất nhanh hơn tốc độ bạn tiêu thụ. Trái cây, rau quả thường rơi vào trường hợp này.
Giải pháp là lên kế hoạch. Nhìn vào đó, bạn sẽ biết mình cần mua bao nhiêu, để trong bao lâu. Bằng cách đó, hạn chế sự lãng phí.
Nếu mắc kẹt với dư thừa do thay đổi kế hoạch, thì đóng băng nó. Nhưng trước hết, cần lên Google và tìm kiếm cho thứ đó có nên đóng băng không, và để được trong bao lâu.
7. Tận dụng nguyên liệu thừa
Những mẩu nhỏ hay bị lọc bỏ trong quá trình nấu nướng. Thường thì kết cục của nó là nằm trong thùng rác.
Nhưng điều đó là sai lầm.
Với phần rau, thịt còn sót lại có thể đóng gói riêng trong một túi, đặt trong ngăn đá. Đến khi tập hợp được một lượng kha khá, bạn có thể làm thành món hầm, món súp, món lẩu “cô đơn”, món xào “thập cẩm”… tùy theo trí tưởng tượng và cách kết hợp thực phẩm. Nó ngon hơn bạn nghĩ.
8. Không nhất thiết phải theo công thức chuẩn
Bạn tìm kiếm trên Google, một công thức chuẩn cho món ăn bạn định làm hiện ra. Nhưng, bạn nhận thấy có thành phần bạn không ưa lắm, hoặc khó kiếm, hoặc khó làm. Vậy thì cũng đừng ngần ngại thêm bớt theo ý thích.
Chẳng hạn món rau xào. Hầu như rau gì cũng có thể xào, thêm một ít thịt bò hay gà. Bạn chỉ cần lên Google để xác định chắc chắn chúng không kỵ nhau.
Ngoài 8 thủ thuật trên, có thể mỗi người sẽ có cách tiết kiệm của riêng mình. Nhịn ăn hoặc ăn đi ăn lại một vài món giá rẻ như cơm muối vừng, bánh bao, giá xào… chẳng hạn. Ăn quanh năm. Cũng có nhiều người không thể làm được hết 8 cách trên. Nhưng chỉ cần chọn ra vài cách thì cũng đã giúp bạn tiết kiệm được một phần nào đó rồi.
(Theo Sức sống mới)