Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Thời gian là tiền bạc, sao cứ loay hoay mãi'_monza vs sassuolo

Nội dung trên được Thủ tướng nêu ra tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Phát biểu tại buổi thảo luận tổ,ủtướngPhạmMinhChínhThờigianlàtiềnbạcsaocứloayhoaymãmonza vs sassuolo Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, hai dự luật này rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay của đất nước ta. Vì thế, tinh thần phải thay đổi tư duy, bởi tư duy là nguồn lực, là tầm nhìn, là động lực.

Theo Thủ tướng, Việt Nam là nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn dù xếp thứ 34 trên thế giới, nhưng sức chống chịu với cú sốc bên ngoài còn hạn chế. Do đó, việc có cách thức phù hợp huy động các nguồn lực từ Nhà nước, Nhân dân, xã hội, trái phiếu… rất quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Để đạt được điều này, đòi hỏi phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, vận hành, quản lý và dựa trên tổng kết thực tiễn. Những cái gì được phải phát huy, chưa được sửa ngay, vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua thì đất nước mới phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: Quochoi.vn)

Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: Quochoi.vn)

Góp ý về dự Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, mô hình đến thời điểm hiện tại chưa ổn định vì nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn nhỏ. Do đó trong quá trình làm, nghiên cứu mở rộng dần với tinh thần không cầu toàn, không nóng vội, "cái gì được giữ, cái gì không được loại".

Hoạt động của doanh nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh phải theo quy luật thị trường, quy luật cung cầu và cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính được.

"Can thiệp thế sẽ làm méo mó thị trường. Không phải cơ quan hành chính mà can thiệp là không đúng quy luật, không phù hợp tư duy và sự phát triển. Nên quản lý các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam",Thủ tướng nêu.

Thủ tướng dẫn chứng thêm, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nên giao cho Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về quyết định của mình, miễn sao bảo toàn và phát triển vốn, không để thất thoát, tham nhũng, tiêu cực. Nếu ngay mô hình đã đặt tên "quản lý" thì sẽ nặng về quản lý, dẫn đến "không quản được thì cấm".

"Họ phải chịu trách nhiệm, tại sao Chính phủ phải chịu trách nhiệm về kế hoạch kinh doanh của họ?",Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng Chính phủ, cơ quan quản lý chỉ nên có công cụ để định hướng, kiểm tra, giám sát. Công cụ đó phải rõ để họ sáng tạo, quyết tâm làm, không sợ.

Thủ tướng đề nghị luật phải mạnh dạn phân cấp, phân quyền. Trong đó, đầu tư công theo luật đầu tư công còn vốn của tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư vào đâu thì HĐQT quyết định và chịu trách nhiệm chứ không phải đi xin "lòng vòng" cấp hành chính.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời là yếu tố quyết định cho thành công cho một vấn đề cụ thể nào đó. Dẫn quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí, trong đó có lãng phí thời gian, Thủ tướng cũng đặt vấn đề:"Thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi?". Cần phân cấp mạnh mẽ và quy định rõ trong luật để doanh nghiệp biết được làm những gì, cho doanh nghiệp có không gian sáng tạo.

Đồng tình việc khi đánh giá doanh nghiệp cần đánh giá tổng thể giá trị mang lại chứ không đánh giá từng việc một, Thủ tướng nêu ví dụ trong 10 việc được giao, có thể 7-8 việc đúng, 1-2 việc họ làm chưa tốt, thua lỗ nhưng "tổng thể vẫn dương" là bảo toàn, phát triển vốn.

"Doanh nghiệp tư nhân làm rất nhanh, mối quan hệ dân sự họ xử lý rất hay. Ta cứ đấu thầu cả nhưng cuối cùng quân xanh, quân đỏ, kỷ luật liên tục. Làm sao rút ra quy luật chứ. Kinh doanh không phải ngày một, ngày hai nên phải đánh giá tổng thể. Tổng vẫn dương mà xử lý họ là chưa phù hợp tình hình, quy luật", Thủ tướng nêu quan điểm và đề nghị rà soát thiết kế công cụ để khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy "không quản lý được thì cấm".

Theo Người đứng đầu Chính phủ, dự thảo luật nên quy định quản lý doanh nghiệp tới đâu, còn lại để họ quản lý cấp dưới, giống như mô hình Trung ương quản lý tỉnh, còn tỉnh quản lý huyện, huyện quản lý xã.

"Trung ương mà xuống tận xã làm thì tắc, mà tắc là lãng phí. Vì thế, Trung ương không làm thay tỉnh, tỉnh không thay huyện, huyện không làm thay xã",Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Quản lý doanh nghiệp cũng cần theo cơ chế này.

Hà Cường