Huawei muốn xây dựng tuyến cáp quang đầu tiên giữa Nam Mỹ và châu Á_kết quả trận roma

David Dou Yong,ốnxâydựngtuyếncápquangđầutiêngiữaNamMỹvàchâuÁkết quả trận roma Giám đốc điều hành Huawei ở Chile, nói với Reuters rằng công ty đang háo hức theo dõi quá trình đấu thầu công khai do Chile khởi xướng vào tháng 7 và sẽ tham gia khi họ mời thầu xây dựng xuyên Thái Bình Dương.

"Huawei sẽ rất tích cực tham gia vào cơ hội kinh doanh này. Quy trình đấu thầu có một số bước... Chúng tôi đã sẵn sàng và chúng tôi sẽ thực hiện theo quy trình cho đến khi đấu thầu chọn nhà cung cấp để triển khai và chắc chắn chúng tôi sẽ là một phần của quy trình đấu thầu."

{keywords}
Ảnh: Reuters

Bình luận của ông được đưa ra hai tháng sau khi một công ty viễn thông khác của Trung Quốc, Hengtong Optic-Electric Co Ltd, cho biết trong một hồ sơ gửi lên Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải rằng họ đã ký một lá thư mua 51% cổ phần trong Huawei Marine Systems Co Ltd, đơn vị kinh doanh cáp ngầm của công ty, bằng tiền mặt và cổ phiếu.

Đây là động thái bán tài sản lớn đầu tiên của Huawei kể từ khi Mỹ lật lại cáo buộc công ty Trung Quốc là phương tiện làm gián điệp, làm dấy lên nghi ngờ về các dự án xây dựng cáp dưới biển mà Huawei quan tâm trên toàn thế giới.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã đưa Huawei vào danh sách đen vào giữa tháng 5/2019, cáo buộc họ có liên quan đến các hoạt động làm tổn hại đến an ninh quốc gia của Mỹ. Huawei luôn bác bỏ cáo buộc này.

Khi được hỏi về việc bán cổ phần kinh doanh cáp ngầm đại diện công ty Weiqiang Zou cho biết thỏa thuận này chưa được xác nhận.

Hôm 28/8, Huawei khai trương một trung tâm dữ liệu với các dịch vụ lưu trữ đám mây ở Santiago, một khoản đầu tư hơn 100 triệu USD.

Huawei đã vận động chính phủ Chile lưu trữ dữ liệu của mình trên đám mây.

Các tài liệu mà Reuters tiếp cận cho thấy trong ba năm qua, các giám đốc điều hành cấp cao của Huawei đã tổ chức hàng chục cuộc họp với thị trưởng thành phố, các bộ trưởng và quan chức từ cảnh sát Chile, ngân hàng trung ương, cơ quan thuế, quân đội, cơ quan phát triển nhà nước và các bộ khai thác, y tế, kinh tế, giao thông, năng lượng và nội thất để vận động cho điện toán đám mây và công nghệ phần mềm nhận dạng khuôn mặt.

Dou Yong nói với Reuters rằng họ vẫn chưa có thỏa thuận nào với chính phủ nhưng Huawei sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở đây. "Chúng tôi xem Chile là chuẩn mực cho toàn bộ Mỹ Latinh", ông nói.

Theo VTC News/Reuters

Smartphone cao cấp của Huawei sắp ra mắt gặp bất lợi nghiêm trọng

Smartphone cao cấp của Huawei sắp ra mắt gặp bất lợi nghiêm trọng

Chiếc Mate 30 của Huawei sắp ra mắt tại Đức sẽ không có bản quyền sử dụng hệ điều hành di động Android và những ứng dụng khác của Google.