Khơi dậy tinh thần tự lực của hộ nghèo_keonhacai com vn

Vun đắp niềm tin và trao “cần câu” cho hộ nghèo,ơidậytinhthầntựlựccủahộnghèkeonhacai com vn nhiều địa phương đã giúp người nghèo vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ổn định, hướng đến giảm nghèo bền vững.

Hậu Giang hỗ trợ người nghèo bằng nhiều cách

Với 3 công đất trồng khóm, gia đình ông Huỳnh Văn Hùng (ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh) lao động qua ngày, kinh tế bấp bênh. Nhằm tạo điều kiện cho gia đình ông vươn lên, có cơ hội thoát nghèo, chính quyền địa phương đã xem xét, cho vay 12 triệu đồng không tính lãi suất từ Dự án mô hình giảm nghèo để đầu tư sản xuất. Từ số tiền vay được, vợ chồng ông đã mua gà về nuôi. Cùng với đó, ông Hùng còn tham gia lớp nuôi cá và được chọn để nuôi thí điểm. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật, cách thức nuôi cá, ông Hùng đã kiếm thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

{keywords}
Nông dân Hậu Giang nhận được nhiều sự hỗ trợ để giảm nghèo bền vững

Tại Hậu Giang, rất nhiều hộ nghèo từ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành cùng với nghị lực vượt khó đã từng bước vươn lên thoát nghèo. Hậu Giang cũng thực hiện tốt việc hỗ trợ nhà ở, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nghèo.

Chị Trần Tố Quyên (ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành) cho biết, nhờ tham gia lớp nghề may gia công mà chị có được công việc phù hợp. Những ngày đầu, chị có thể kiếm trung bình 30.000-40.000 đồng/ngày, sản phẩm làm ra có nơi tiêu thụ. Với việc cố gắng nâng cao tay nghề, chị Quyên tin tưởng sẽ có thu nhập nhiều và ổn định hơn.

Được biết, để giúp người dân thoát nghèo bền vững, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang đã cử cán bộ nắm tình hình và chia các trường hợp nghèo thành hai loại: Nghèo do không có phương tiện sản xuất và nghèo do chưa chịu khó lao động. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có hướng hỗ trợ, giúp đỡ.

Đối với những trường hợp nghèo do không có phương tiện sản xuất, tỉnh kết hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vốn vay lãi suất thấp cho người dân. Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn người dân cách thức làm ăn hiệu quả. Riêng với trường hợp nghèo do chưa cố gắng lao động, tỉnh triển khai mô hình đối thoại để khơi dậy tinh thần tự lực cho bà con và bước đầu mang lại hiệu quả.

Không chỉ giúp thoát nghèo, chính quyền địa phương còn luôn quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với những hộ đã thoát nghèo, địa phương vẫn thường xuyên quan tâm, thăm hỏi, động viên, đồng thời cử cán bộ theo dõi để kịp thời hỗ trợ khi người dân cần. Nhờ đó, đầu năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 12,48%, đến cuối năm giảm còn 9,63%, đặc biệt không có trường hợp tái nghèo.

Trao “cần câu” cho người nghèo ở Bình Phước

Bình Phước cũng hướng đến mục tiêu hỗ trợ để hộ nghèo có thể thoát nghèo bền vững thông qua việc tặng “cần câu” thay vì tặng “con cá”.

Để phát triển cây điều tại địa phương, cùng với việc hướng dẫn nông dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, tỉnh đã cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng những mô hình trình diễn để người dân thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững.

Anh Điểu Đen (Bù Tố, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng) cho biết, trước đây do không biết chăm sóc nên năng suất vườn điều rất thấp, chỉ khoảng 500kg/ha và tuổi thọ của cây ngắn, đời sống khó khăn. Nay gia đình anh đã biết áp dụng khoa học - kỹ thuật, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình nên năng suất vườn điều tăng cao, từ đó vươn lên thoát nghèo.

Trước tình trạng sâu bệnh phá hoại làm giảm năng suất cây điều, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, địa phương đã hỗ trợ vật tư thiết yếu để các hộ nghèo có vườn điều bị sâu, bệnh hại tái thiết vườn cây. Hầu hết diện tích điều của người dân trong tỉnh đã phục hồi. Niên vụ 2018, nhiều vườn điều cho năng suất trên 1,12 tấn/ha (nhiều nơi đạt trên 1,5 tấn/ha); sản lượng đạt 148.800 tấn.

Hết năm 2017, Bình Phước đã giảm được 0,78% số hộ nghèo, đạt 130% kế hoạch đề ra. Toàn tỉnh còn 10.923 hộ nghèo, chiếm 4,59% tổng số hộ dân. Năm 2018, Bình Phước đặt mục tiêu giảm 1.165 hộ nghèo, tức giảm 0,5% số hộ nghèo... Để thực hiện mục tiêu này, Bình Phước đã triển khai đồng bộ 2 chương trình mục tiêu quốc gia; kết hợp các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với giải quyết việc làm. Đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 104.920 lao động, đạt gần 70% kế hoạch; đào tạo nghề cho 18.045 lao động, đạt gần 61%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 52%. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn Trung ương giao về gần 1,3 tỷ đồng để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài 2 chương trình 30a và 135 trong năm 2017 đã được tỉnh triển khai có hiệu quả.

Bình Phước phấn đấu mỗi năm sẽ giảm 0,5% tỷ lệ hộ nghèo; xóa 100% số hộ nghèo thuộc đối tượng người có công với cách mạng; đảm bảo 100% hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất, tiếp cận được các nguồn lực và dịch vụ xã hội; đảm bảo hỗ trợ hộ nghèo có công trình vệ sinh, điện, nước sạch.

Minh Tuấn - Phương Cúc - Thanh Hà