Bắc Kạn: Chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế_kết quả millwall u21

Bắc Kạn không có đường thủy,ắcKạnChuyểnđổisốđểthúcđẩypháttriểnkinhtếkết quả millwall u21 không có đường hàng không, không có đường sắt. Nhưng Bắc Kạn có kinh tế nông lâm nghiệp, có các sản phẩm OCOP mang thương hiệu và đặc trưng của Bắc Kạn, có hồ Ba Bể với tiềm năng du lịch phong phú... Vậy con đường nào giúp Bắc Kạn phát huy những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương?

Hiện nay, chuyển đổi số chính là một thực tế khách quan mà các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải thích nghi. Đây còn là động lực mới, “chìa khóa” để giải quyết những “điểm nghẽn”, mở ra không gian phát triển mới.

Hướng đến xu thế chung của xã hội, những năm qua, Bắc Kạn đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ trong hoạt động cơ quan nhà nước như hệ thống phần mềm một cửa và dịch vụ công trực tuyến, phần mềm quản lý văn bản, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến,... góp phần rất lớn trong việc xây dựng chính quyền công khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả. 

Xác định chuyển đổi sốlà một trong các giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng, thay đổi toàn diện phương thức quản lý của cả hệ thống chính trị, mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội của người dân, tỉnh Bắc Kạn đang trên lộ trình chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm tạo nền tảng cho những giá trị mới.

Công tác chỉ đạo được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của quá trình phát triển. Bắt tay vào công cuộc chuyển đổi số, Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Chỉ thị số 09-CT/TU của Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án tổng thể về Chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh… Tỉnh cũng đã dành một nguồn kinh phí đáng kể để triển khai các nhiệm vụ ưu tiên về Chuyển đổi số.

Xác định chuyển đổi số là con đường ngắn nhất để tỉnh phát triển nhanh, ngày càng hiện đại, giàu mạnh, Bắc Kạn thấm nhuần tư tưởng lấy người dân là trung tâm của chuyển đổi số, chính sách và công nghệ là động lực, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt, hợp tác là giải pháp quan trọng. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của doanh nghiệp và toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

Định hướng chuyển đổi số của tỉnh

Trong lộ trình chuyển đổi số, tỉnh Bắc Kạn xác định rõ quan điểm: Thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo để tạo nền tảng số, cơ sở cho hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số.

Từng bước hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tính thống nhất, ổn định, linh hoạt; tăng cường triển khai các hoạt động chia sẻ, kết nối dữ liệu trên cơ sở tận dụng, khai thác các nền tảng, dữ liệu sẵn có của các Bộ, ngành Trung ương để từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh đảm bảo kết nối liên thông với trung ương và cơ sở; phát triển kinh tế số, cung cấp các dịch vụ số phục vụ người dân và doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh. 

Chuyển đổi số sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
(ảnh: Quang cảnh một góc thành phố Bắc Kạn nhìn từ trên cao).


Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, trong đó xác định người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, làm động lực cho phát triển chuyển đổi số, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của cơ quan nhà nước, tương tác với cơ quan nhà nước để tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời từng bước đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường mạng.

Đề án Chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn đặt ra các mục tiêu bao gồm: Cung cấp dịch vụ công chất lượng cao cho người dân và doanh nghiệp; huy động sự tham gia rộng rãi của người dân, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đối số; hoạt động của các cơ quan nhà nước được vận hành tối ưu dựa trên nền tảng dữ liệu và công nghệ số; giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội như: Y tế, giáo dục, giao thông...

Chuyển đổi từ CQĐT thành Chính quyền số là sự chuyển đổi có tính căn bản: Từ DVCTT thành dịch vụ số; khái niệm hệ thống CNTT được thay bằng hệ thống nền tảng; từ tiếp cận theo hướng dịch vụ trở thành tiếp cận hướng dữ liệu; từ công nghệ Web thành công nghệ 4.0 như di động (Mobile), đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT); từ sự tham gia của cơ quan nhà nước thành sự tham gia của nhà nước, người dân, doanh nghiệp; từ cải cách thủ tục hành chính thành thay đổi mô hình quản trị; từ đo lường số lượng DVCTT thành dịch vụ công số. Thách thức của CQĐT chính là liên thông, tích hợp thì thách thức của Chính quyền số lại là quản lý sự thay đổi.

Phấn đấu đến năm 2025, Bắc Kạn nằm trong nhóm trung bình kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi các tỉnh, thành phố của cả nước.

Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển bền vững; chính quyền số được hình thành, trong đó các hoạt động của chính quyền có thể thực hiện 100% trên không gian số; kinh tế số chiếm vai trò lớn trong tăng trưởng GRDP; phát triển xã hội số an toàn; đảm bảo an toàn an ninh mạng.

Chuyển đổi số đi sâu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, thương mại điện tử đã có những bước chuyển biến rõ nét, được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành và hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội.

Hầu hết các đơn vị cung cấp dịch vụ điện nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử. Một số các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Phần lớn người tiêu dùng đã hướng đến hình thức mua sắm trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, các ứng dụng thương mại điện tử bán hàng và các website thương mại điện tử bán hàng...

Giao dịch tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Bắc Kạn.


 Các hoạt động thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được duy trì và thúc đẩy. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ, phát triển các sản phẩm thanh toán mới với công nghệ ngân hàng số, công nghệ định danh và nhận biết khách hàng điện tử (eKYC) như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); thanh toán trên nền mã phản hồi nhanh (QR Code), mã hóa thông tin thẻ, thanh toán phi tiếp xúc...

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 36 máy ATM, 75 thiết bị POS được lắp đặt tại thành phố Bắc Kạn và khu vực trung tâm các huyện, trong đó có 01 máy giao dịch tự động CDM (Cash Deposit Machine) của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép khách hàng gửi tiền trực tuyến, rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn.

Ngành Y tế đã triển khai và yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố bắt buộc phải triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn, chỉ đạo về việc thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành giáo dục; hiện nay các cơ sở giáo dục đang triển khai thực hiện và phối hợp với ngân hàng để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Xác định xu hướng phát triển thương mại điện tử là nhu cầu tất yếu, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh đã chủ động tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử để trao đổi, mua bán và xây dựng website để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, trong đó: 100% các doanh nghiệp đã có giao dịch TMĐT, 80% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 50% có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 40% tham gia các trang thông tin điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 30% ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh...

Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã triển khai kế hoạch hỗ trợ nâng cao năng lực cho các thương nhân sản xuất kinh doanh và các thương nhân xuất khẩu tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín, trong đó đã lựa chọn 08 thương nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh có tiềm năng, phù hợp với mục tiêu phát triển thương mại điện tử của tỉnh và đáp ứng các tiêu chí, ưu tiên sản phẩm của các xã trong lộ trình hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và các sản phẩm OCOP của tỉnh tham gia các sàn thương mại điện tử trong nước là https://shopee.vn và https://backanmarket.vn.

Bên cạnh đó, tỉnh còn triển triển khai các giải pháp hỗ trợ công nghệ và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2023, việc hỗ trợ tập trung vào 04 hạng mục: Hỗ trợ công nghệ; hỗ trợ tư vấn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị….

Quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc xây dựng một chính quyền phục vụ người dân là một trong những giải pháp trọng tâm để thúc đẩy chuyển đổi số, tạo ra những thay đổi đột phá trong hoạt động của chính quyền tỉnh.

Với những định hướng đúng đắn cùng với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, trong thời gian tới, Bắc Kạn sẽ có thêm nhiều thành công trong thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

 Theo Nguyễn Nga(Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn)