Hai phó trưởng khoa Trường ĐH Luật TP.HCM vừa có đơn xin từ chức là PGS.TS Phan Nhật Thanh - Phó trưởng Khoa Luật Hành chính và PGS.TS Nguyễn Thị Thủy - Phó trưởng Khoa phụ trách Khoa Quản trị.
Thành lập được 10 năm vẫn không bổ nhiệm trưởng khoa
PGS Nguyễn Thị Thủy cho hay bà trở thành giảng viên của Trường ĐH Luật TP.HCM từ tháng 9/1994,ìsaohaiphótrưởngkhoaTrườngĐHLuậtTPHCMtừchứfiorentina – cagliari sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Luật Hà Nội được 2 tháng. Từ đó đến nay, bà liên tục cống hiến và chưa hề có ý định xin nghỉ làm giảng viên vì yêu nghề giảng viên và nhà trường.
Năm 2006, PGS Thủy được bổ nhiệm làm trưởng bộ môn Luật Thuế - Tài chính – Ngân hàng thuộc Khoa Luật thương mại và giữ vị trí này cho đến tháng 8/2016.
Cuối tháng 8/2016, bà được điều động về làm phó khoa phụ trách Khoa Quản trị.
“Khi đó, Khoa hoạt động trong bối cảnh không có lãnh đạo nên gặp khá nhiều trở ngại về lĩnh vực chuyên môn, nghiên cứu và các phong trào đoàn hội” - PGS Thủy nói.
PGS Thủy cho hay lý do bà làm đơn xin từ chức là do: Khoa Quản trị được thành lập vào tháng 2/2009, đến nay đã được 10 năm nhưng chưa hề có trưởng khoa.
“Khi khoa mới thành lập, TS.Vũ Thị Thanh Vân được bổ nhiệm làm phó khoa. 6 năm sau (năm 2014) cô Vũ Thị Thanh Vân cũng vẫn là phó khoa và đến cuối năm 2014 cô Vân đã xin nghỉ quản lý tại khoa.
Khi tôi được điều động về với vị trí Phó khoa phụ trách đến nay gần 3 năm cũng vẫn ở vị trí đó. Trong khi đó, Khoa Quản từ năm 2016 chỉ có 1 tiến sĩ duy nhất thì nay đã có 5 người (không kể 1 người đã nghỉ hưu). Từ một khoa có 3 lớp chính quy đến nay đã tăng lên 7 lớp… Những kết quả đạt được là nhờ sự nỗ lực của cả tập thể các thầy cô trong khoa và tôi cũng mong nhà trường ghi nhận kết quả này” - PGS Thủy cho hay.
Theo PGS Thủy, để đảm bảo sự ổn định của khoa, tạo thuận lợi trong các mối quan hệ với các đối tác bên ngoài và xác nhận vị trí trong nhà trường, cần thiết phải có trưởng khoa và một ban chủ nhiệm với đầy đủ các vị trí như các khoa khác trong trường.
Tháng 6/2018, các cán bộ chủ chốt của khoa đã lên gặp Hiệu phó phụ trách nhà trường đề đạt nguyện vọng bổ nhiệm Trưởng khoa. Tuy nhiên, hiệu phó phụ trách đã giải thích do phó khoa phụ trách đương nhiệm không có chuyên môn về lĩnh vực quản trị kinh doanh nên nhà trường chưa tính đến việc bổ nhiệm lên trưởng khoa.
Đến tháng 10/2018, tất cả cán bộ, giảng viên Khoa Quản trị đã họp lại và gửi đơn đề nghị lên Đảng ủy, Ban giám hiệu đề nghị bổ nhiệm trưởng khoa. Trong đơn đề đạt nguyện vọng, 16 giảng viên của khoa đều đồng loạt ký đơn nhưng vẫn không được nhà trường giải quyết.
Theo PGS Thủy, cá nhân bà thấy cách trả lời của Hiệu phó phụ trách là không phù hợp. Bà cũng không đồng ý với việc im lặng của Ban giám hiệu trước đơn đề nghị của giảng viên Khoa Quản trị.
“Để khoa ổn định và tiếp tục phát triển tốt, tôi đề nghị Đảng ủy, Ban giám hiệu cần có quyết định trong việc tìm cho khoa Quản trị một trưởng khoa để lãnh đạo” - PGS Thủy nói.
“Nếu tôi tiếp tục ở lại với vị trí hiện tại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của khoa, vẫn sẽ không có Trưởng khoa lãnh đạo. Và như vậy, vị trí của khoa chưa thực sự ngang tầm với các khoa khác trong trường và cũng là một hạn chế trong quan hệ, liên kết với các đơn vị ngoài trường”.
Vì vậy, PGS Thủy quyết định làm đơn xin từ chức Phó trưởng Khoa Quản trị và trở về làm giảng viên Khoa Luật Thương mại.
Còn PGS Phan Nhật Thanh công tác tại Trường ĐH Luật TP.HCM từ năm 1991, và trải qua nhiều vị trí như Giám đốc Trung tâm thư viện, trưởng bộ môn Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, sau đó là trưởng khoa Luật hành chính Nhà nước.
Lý do PGS Thanh xin từ chức là sự bất ổn đã làm ảnh hưởng tới danh tiếng của nhà trường. Gần suốt nhiệm kỳ phó trưởng khoa vừa qua, ông đã cố gắng hoàn thành tốt nhất những công việc được giao, tuy nhiên ông thừa nhận đã hết sức cố gắng nhưng vẫn chưa góp phần làm trong sạch được môi trường sư phạm... Vì vậy, ông cũng nộp đơn xin từ chức.
“Nhà trường đang ở giai đoạn bất ổn”
Người đứng đầu Trường ĐH Luật TP.HCM hiện tại là ông Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng điều hành. Ông Hải thừa nhận với VietNamNet nhà trường đang ở giai đoạn bất ổn và Bộ GD-ĐT đang làm việc với trường.
“Bản thân tôi cũng bị cán bộ giảng viên gửi đơn tố cáo ra Bộ GD-ĐT. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang làm việc và tôi đã có giải trình” - ông Hải nói.
Về hai phó khoa mới có đơn, ông Hải cho hay ở trường hợp PGS Phan Nhật Thanh dùng từ “từ chức” là không đúng.
Cụ thể, ông Thanh có nộp đơn “Đề nghị được thôi chức vụ” vào ngày 25/4/2019. Tại thời điểm đó, nhiệm kỳ của ông Thanh (được tính theo nhiệm kỳ của trưởng khoa - căn cứ quy định của Điều lệ Trường Đại học) đã chấm dứt vào ngày 13/3/2019 và nhà trường đang thực hiện quy trình bổ nhiệm lại trưởng khoa Luật Hành chính – Nhà nước do hết nhiệm kỳ.
Trường hợp bà Nguyễn Thị Thủy có nộp đơn “Đề nghị được thôi chức vụ” ngày 3/5/2019, sau đó vào ngày 8/5/2019 bà Thủy có nguyện vọng xin rút đơn đã nộp. Từ đó đến nay, bà Thủy vẫn làm việc bình thường với chức vụ Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Quản trị.
Riêng vấn đề mà bà Thủy nêu có tin nhắn đe dọa, miệt thị bà, lãnh đạo nhà trường đã gửi công văn đến các cơ quan chức năng đề nghị xác minh các hành vi nhằm bảo vệ danh dự cho giảng viên ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của bà Thủy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ với Khoa Quản trị mà ở Trường ĐH Luật TP.HCM, nhân sự đứng đầu ở một số phòng ban khác cũng khuyết như Trưởng phòng Quản lý đào tạo mà (có phó phòng phụ trách từ lâu). Từ khi bà Mai Hồng Quỳ nghỉ hưu, trường chưa có hiệu trưởng mà chỉ có hiệu phó được phân công phụ trách.
Hiện nay, một số cán bộ giảng viên gửi đơn thư tới nhiều nơi phản ánh trong nhiều nhiệm kỳ, nhà trường không minh bạch thu chi tài chính, lập tài khoản riêng, bất minh thu chi học phí và lãnh đạo bổ nhiệm nhân sự thân quen...
Lê Huyền
Hai phó trưởng khoa Trường ĐH Luật TP.HCM xin từ chức
- Hai phó giáo sư Trường ĐH Luật TP.HCM hiện đều là phó trưởng khoa vừa viết đơn xin từ chức.