Mưu sâu kế hiểm của cựu giám đốc công an Trung Quốc_inter milan vs bologna
TheưusâukếhiểmcủacựugiámđốccônganTrungQuốinter milan vs bolognao trang web của Chính phủ Trung Quốc, cựu Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân Vũ Trường Thuận khi còn đương chức từng được người dân nơi đây đặt cho biệt danh là “Ông Vũ”, chứng tỏ có rất nhiều người cực kỳ bất mãn với những hành vi của ông ta.
“Giám đốc công an thành phố biến thành ‘Ông’ rồi. Điều này chứng tỏ tôi đã chống đối lại người dân, và danh tiếng của bản thân cũng được không hay cho lắm”, Vũ nói.
Cựu Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân, ông Vũ Trường Thuận. Ảnh: CCTV |
“Tất cả những lá đơn tố cáo Vũ đều là nặc danh. Nào là sân tập này do người thân Vũ quản lý, trạm kiểm soát này là của nhà ông ta hay biển quảng cáo nào đó là do thân thích ông ấy dựng lên. Thậm chí, có một số cuộc gọi giấu tên còn yêu cầu chúng tôi điều tra xem Vũ có phải là một ‘thành phần hủ bại’, tức tham nhũng và nhận hối lộ, hay không”, ông Nhậm Ái Quân, một điều tra viên kể lại.
“Vũ là một con người mưu sâu kế hiểm. Khi tổ thanh tra tới thành phố Thiên Tân, ông ta cảm thấy có vấn đề, khẳng định rằng nhóm công tác trên đến đây với mục đích điều tra một ai đó. Thế là ông ta liền lợi dụng chuyên án của đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế ở Thiên Tân để chủ động tiếp cận tổ thanh tra. Sau đó, ông ta trình bày với tổ công tác về đối tượng này, nghi phạm kia để đánh lạc hướng sự chú ý của họ, từ đó Vũ sẽ thoát nạn”, ông Lã Lưu Hiến, thành viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) nói.
Dĩ nhiên, tổ công tác chống tham nhũng hoàn toàn biết rằng quá trình điều tra vụ này vô cùng khó khăn, bởi đối tượng lần này họ gặp phải là một quan chức cấp cao trong ngành an ninh. Thế nên, từng đường đi nước bước đều được nhóm thanh tra tính toán tỉ mỉ.
“Chúng tôi phải hết sức cẩn thận và khéo léo, nhất là ở những nơi như phòng họp hay phòng ngủ. Chúng tôi đã phải sử dụng các thiết bị đặc biệt để quét đi, quét lại những nơi đó để tìm xem có thiết bị nghe lén được lắp đặt ở đó hay không. Mỗi khi tiến hành họp chuyên án, chúng tôi buộc phải bật máy ghi âm những đoạn hội thoại đã chuẩn bị từ trước, với mục đích tránh để Vũ nghe được những gì chúng tôi thảo luận. Ngay cả khi nghe điện thoại di động, thì chúng tôi cũng không nhắc tới việc điều tra”, ông Nhậm kể thêm.
Chỉ tới khi con rể của Vũ bị bắt giữ khi đang chuẩn bị đi công tác nước ngoài vào giữa tháng 7/2014, thì ông ta mới ý thức được mọi việc không giống với những gì bản thân đã tính toán. “Những hồ sơ đều được cho vào máy tiêu hủy tài liệu. Tôi cũng cho điều một chiếc xe chở những chứng cứ đi, song vẫn không thể đưa đi hết được”, Vũ nói với ekip sản xuất phim tài liệu “Lưỡi kiếm thanh tra”.
“Khi đó dù Vũ có hành động gì đi chăng nữa, nhất cử nhất động của ông ta đều đã nằm trong lòng bàn tay chúng tôi”, ông Lã, thành viên CCDI nói thêm.
Theo tờ Tân Hoa Xã, Vũ Trường Thuận trong thời gian giữ chức Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân đã có hành vi lợi dụng chức quyền để nâng đỡ nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau; trực tiếp hoặc thông qua người thân để nhiều lần nhận hối lộ với số tiền hơn 84,4 triệu Nhân dân tệ; sở hữu nhiều tài sản có từ các hoạt động phi pháp với tổng giá trị lên tới 342 triệu Nhân dân tệ; gây thiệt hại cho công quỹ 101 triệu Nhân dân tệ và đưa hối lộ khoảng 10,57 triệu Nhân dân tệ cho nhiều quan chức.
Do vậy vào tháng 5/2017, Toà án Nhân dân thành phố Trịnh Châu thuộc tỉnh Hà Nam tuyên Vũ lĩnh án ‘tử hình treo’. Bản án khi đó đã cho cựu Giám đốc Công an thành phố Thiên Tân được hoãn thi hành án trong hai năm, nên tới năm 2019 mức án của Vũ được giảm xuống còn chung thân.
Số vàng liên quan tới vụ của Vũ Trường Thuận. Ảnh: CCTV |
Ảnh: CCTV |
Ảnh: CCTV |
Vũ đứng trước vánh móng ngựa. Ảnh: THX |
Xem tin tức thế giới trên VietNamNet
Tuấn Trần
Cựu bí thư tỉnh ủy Trung Quốc mua bán phiếu bầu, mặc sức vơ vét
Phim tài liệu “Lưỡi kiếm thanh tra” đã cho chúng ta thấy được phần nào quá trình nhận hối lộ hàng trăm triệu Nhân dân tệ của quan tham Trung Quốc Vương Mân.